Như các bạn đã biết, ô tô là một loại mặt hàng được xem là xa xỉ ở Việt Nam. Ở phần lớn các nước thế giới, ô tô là một sản phẩm rất bình thường. Các bạn có thể nghĩ nôm na, nó như xe máy ở Việt Nam vậy. Bởi theo chính sách nhà nước, thì mặt hàng này được đánh thuế rất cao. Do đó rất ích nơi ở Việt Nam có thể bán mặt hàng này. Và cũng rất ít người có thể chi tiền để mua. Tuy nhiên, mới đây Việt Nam lại nhập khẩu một số lượng ô tô ở mức kỷ lục. Vì sao lại có chuyện như vậy, hãy cùng otoolecpa nghiên cứu thử nhé.
Ô tô nhập khẩu tăng số lượng lẫn giá trị
Trong nửa đầu năm, Việt Nam đã nhập siêu trở lại sau nhiều năm liên tiếp xuất siêu. Lý giải về việc này, nguyên nhân là do đâu? Điều này chủ yếu do giá các mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh. Nói một cách khác, các mặt hàng này có lượng cầu đang tăng lên. Mặc dù số lượng nhập về là có tăng nhưng không nhiều. Ô tô nhập khẩu tiếp tục là mặt hàng tăng cao nhất về số lượng và giá trị. Đây có thể sẽ là một thống kê khá bất ngờ. Bởi vì đây là mặt hàng mà nhà nước đánh thuế khá cao.
Thống kê từ những con số biết nói
Theo Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), trong nửa đầu năm nay, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt hơn 318 tỷ USD (tăng 32% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 158 tỷ USD (tăng 29%), trong khi giá trị nhập khẩu đạt 159,67 tỷ USD (tăng 36%).
Thâm hụt thương mại (nhập siêu) trong nửa tháng đầu năm nay đã lên tới hơn 1,3 tỷ USD, thay vì con số cùng kỳ năm trước là xuất siêu hơn 5,8 tỷ USD. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục dẫn dắt kim ngạch thương mại của Việt Nam (chiếm 69% tổng giá trị xuất nhập khẩu, cả nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng ấn tượng xấp xỉ 40%).
Lý do vì sao nhập siêu lại tăng như vậy
Nhập siêu tăng cao trở lại được lý giải một phần qua giá trị sắt thép và ô tô nhập khẩu tăng cao đột biến, dù xét về mặt sản lượng sắt thép nhập tăng không nhiều. Điều này phản ánh theo đúng thị trường sắt thép (đặc biệt thép xây dựng) tăng “chóng mặt” trong nửa đầu năm.
Cụ thể, với mặt hàng sắt thép các loại, trong 6 tháng qua, nhập khẩu chỉ tăng 4% về số lượng so với cùng kỳ năm trước (gần 7 triệu tấn), nhưng giá trị tăng tới gần 41% (trị giá 5,7 tỷ USD). Kim loại thường khác nhập khẩu tăng gần 21% về số lượng (hơn 1 triệu tấn) so với cùng kỳ năm trước, nhưng tăng gần 60% về giá trị (4,5 tỷ USD).
Các mặt hàng nhập khẩu khác cũng tăng nhẹ
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu khác gồm: máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tổng giá trị 31,7 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (22,9 tỷ USD); điện thoại và linh kiện (8,9 tỷ USD); vải (7,3 tỷ USD); chất dẻo nguyên liệu (6,1 tỷ USD); nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày (3,4 tỷ USD)…
Nhóm mặt hàng xuất khẩu trị giá cao của Việt Nam cũng tăng nhẹ. Ví như: điện thoại các loại và linh kiện, giá trị 24,5 tỷ USD. Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giá trị 23,7 tỷ USD. Dệt may, giá trị 15,2 tỷ USD. Giày dép, giá trị 10,4 tỷ USD. Đồ gỗ, giá trị 8,1 tỷ USD. Thủy sản, giá trị 4,5 tỷ USD…