Phân bón Việt xuất khẩu tăng thể hiện qua những con số đầy ấn tượng

Phân bón Việt xuất khẩu tăng thể hiện qua những con số đầy ấn tượng

Như các bạn đã biết, sự phát triển của Việt Nam gắn liền với nền văn minh nông nghiệp. Tiêu biểu ở đó là nét văn hóa trồng lúa nước. Thế nên, không khó hiểu khi các mặt hàng như lương thực thực phẩm là thế mạnh của Việt Nam. Ngoài ra còn mặt hàng liên quan và cũng là thể mạnh của Việt Nam ở thị trường xuất khẩu. Bất chấp dịch bệnh covid đang bùng phát dữ dội. Mới đây, phân bón Việt xuất khẩu ra thế giới đang tăng cao về giá trị lẫn doanh số. Thực hư câu chuyện là thế nào, hãy cùng otoolecpa tham khảo bài viết bên dưới nhé.

Tổng hợp thống kê từ các số liệu

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải Quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/6, xuất khẩu phân bón đạt 615.710 tấn, tương đương giá trị 212,867 triệu USD, tăng gần 50% về sản lượng và tăng 1,76 lần về trị giá. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xuất khẩu phân bón đạt con số cao kỷ lục như vậy. Giá phân bón xuất khẩu trong tháng 5 tăng 14% so với tháng 5/2020, đạt trung bình 342,3 USD/tấn. Tính chung trong cả 5 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu cũng tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 322 USD/tấn.

Những con số đầy tích cực

Việt Nam tăng sản lượng xuất khẩu phân bón

Các loại phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường như Campuchia (khoảng 214.136 tấn); Malaysia (khoảng 41.293 tấn); Lào (24.330 tấn)…Đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường Philippines và Mozambique mặc dù kim ngạch không lớn, nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng rất mạnh. Lần đầu tiên sau nhiều năm, xuất khẩu phân bón Việt Nam đạt khối lượng 615.710 tấn, tăng gần 50% về sản lượng, tương đương giá trị 212,867 triệu USD…

Giá phân bón tăng ở thị trường thế giới

Ở thị trường thế giới, giá phân bón đang tăng mạnh. Chẳng hạn, trong tháng 6, tại Trung Quốc, giá urê hiện giao dịch xung quanh 435 – 445 USD/tấn; Trung Đông 450 – 460 USD/tấn. Tại Đông Nam Á, giá chào mua kali hiện là 400 USD/tấn CFR (giá thành cộng cước phí) cho hàng bột tiêu chuẩn. Tại Tây Bắc châu Âu kali tăng lên mức 430 – 450 USD/tấn CFR; Brazil là 500 – 550 USD/tấn CFR.

Giá phân bón tăng ở thị trường nội địa

Giá phân bón nội địa đang tăng

Ở trong nước, từ đầu tháng 4 đến nay, mặt bằng giá phân bón tăng liên tục. Giá nguyên liệu sản xuất và giá phân bón thế giới để sản xuất các loại phân bón tổng hợp trong tháng 6 cũng tăng mạnh so với tháng 12/2020. Cụ thể, phân đạm Ure tăng 62%, DAP tăng trên 54%, Kali tăng 45%, Ammonia tăng 60%. Nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp đang nhìn tổng thể cho một tương lai xa hơn.

Phát biểu của Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật

Trong một bài báo, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, trong 5 tháng đầu năm, sản lượng phân bón sản xuất của Việt Nam tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhu cầu sử dụng phân bón không tăng. Trước việc giá trong nước tăng vọt, Cục đã họp với các doanh nghiệp lớn đề nghị tạm dừng xuất khẩu, phục vụ thị trường trong nước. Theo ông Trung, đến nay, các doanh nghiệp cơ bản đều bắt đầu ngừng hoạt động xuất khẩu.

Qua bài viết trên, các bạn đã bổ sung thêm cho mình những kiến thức vô cùng hữu ích rồi. Hy vọng các bạn đã có những giây phút thư giãn đầy thoải mái và thú vị. Nếu các bạn thấy bài viết bổ ích, hãy nhớ like và share bài viết này nhé. Còn bây giờ xin chào và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *