Những lưu ý khi đầu tư trái phiếu giúp bạn tránh được rủi ro

Những lưu ý khi đầu tư trái phiếu giúp bạn tránh được rủi ro

Trên thị trường, khi đầu tư vào bất kỳ một lĩnh vực, ngành nghề nào cũng đều tồn tại những rủi ro và lợi nhuận nhất định. Nhất là những lĩnh vực có lãi suất càng cao như đầu tư trái phiếu thì nhà đầu tư phải tính toán kỹ lưỡng. Đặc biệt là bản thân có thể chấp nhận các rủi ro đi kèm không? Bộ Tài chính mới đây đã khuyến cáo nhà đầu tư về hiện tượng mua trái phiếu phát hành riêng lẻ qua công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại. Trong khi đó lại không biết gì về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin giúp nhà đầu tư trái phiếu hiểu rõ về quy định của pháp luật và tránh được những rủi ro.

Trái phiếu doanh nghiệp thu hút nhà đầu tư

Sự gia nhập của các nhà đầu tư mới cho thấy một lượng tiền không nhỏ của nền kinh tế. Đang chảy vào kênh chứng khoán. Tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư trong nước đã chiếm 78,6% trong tháng 6. Từ mức chỉ khoảng 72% của thời điểm đầu năm.

Đáng chú ý, sự bùng nổ về số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán trùng với thời điểm các doanh nghiệp đua nhau huy động trái phiếu doanh nghiệp. Từ các nhà đầu tư cá nhân thông qua kênh ngân hàng và công ty chứng khoán. Do đó, không loại trừ khả năng có sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới. Có liên quan trực tiếp đến lượng huy động vốn qua kênh trái phiếu.

Mua trái phiếu doanh nghiệp

Nhận định này là có cơ sở bởi qua báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ trong tháng 5 là 27.061 tỷ đồng. Tổng khối  5 tháng đầu năm 2020 là 91.616 tỷ đồng tăng 15% so với cùng kỳ.

Quy định trong lĩnh vực đầu tư trái phiếu

Để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật trong lĩnh vực này nhằm tránh rủi ro. Giảm tổn thất, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Đoàn Luật sư TP Hà Nội). Thưa Luật sư, theo quy định mới thì chỉ có nhà đầu tư chuyên nghiệp mới được đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thế nào là một nhà đầu tư chuyên nghiệp?

Nhà đầu tư chuyên nghiệp

Theo quy định tại Luật Chứng khoán năm 2019 (Điều 11), nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính. Hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán. Bao gồm cả nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân. Các cá nhân được coi là nhà đầu tư chuyên nghiệp khi đáp ứng một trong những điều kiện sau. Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán; nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết. Đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 2 tỉ đồng. Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 1 tỉ đồng.

Theo quy định hiện hành, việc xác nhận nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Là yêu cầu bắt buộc với các giao dịch mua. Và có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ thời điểm được xác nhận. Tổ chức có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000. Khi có hành vi bán trái phiếu riêng lẻ cho đối tượng không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà

Những thông tin cần nắm rõ khi quyết định đầu tư

Nhà đầu tư cần nắm rõ những thông tin quan trọng liên quan đến trái phiếu bao gồm. Những cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với trái phiếu. Kì hạn phát hành và phương thức trả nợ gốc và lãi. Trái phiếu có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo. Nhà đầu tư cần biết công ty chứng khoán, ngân hàng. Hay các định chế tài chính chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ phân phối trái phiếu. Hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành. Mà không chịu trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả được gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Tất cả cũng vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của doanh nghiệp.

Vì vậy, cần nắm rõ các thông tin liên quan đến doanh nghiệp phát hành. Doanh nghiệp nào phát hành, mục đích phát hành. (Doanh nghiệp thường phát hành trái phiếu để lấy vốn phát triển các dự án cụ thể. Do đó, nhà đầu tư cá nhân cần đánh giá phương án phát triển dự án này có khả thi, hợp lí không). Tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, tỉ suất lợi nhuận, dòng tiền của doanh nghiệp, lịch sử trả trái tức đúng hạn hay không.

Thông thường, nhà đầu tư nên mua trái phiếu doanh nghiệp của những công ty đã niêm yết. Bởi vì những doanh nghiệp niêm yết sẽ có khả năng tài chính vững vàng hơn, dễ nắm bắt thông tin hơn. Do có sự giám sát của Sở Giao dịch Chứng khoán và có thể theo dõi tình hình hoạt động thông qua giá cổ phiếu trên sàn.

Đầu tư sinh lời

Những vấn đề cần làm rõ để tránh rủi ro

Khi làm việc với tổ chức dịch vụ phát hành trái phiếu, nhà đầu tư cần lưu ý quy định. Tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 153/2020/NĐ-CP. Tổ chức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Gồm công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính được phép cung cấp dịch vụ đấu thầu. Bảo lãnh và đại lý phát hành theo quy định của pháp luật.

Tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành và doanh nghiệp phát hành phải ký hợp đồng cung cấp dịch vụ. Nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên. Nội dung hợp đồng cung cấp dịch vụ phải làm rõ trách nhiệm của tổ chức đấu thầu, bảo lãnh. Đại lý phát hành trong việc công bố đầy đủ. Chính xác các thông tin cho nhà đầu tư theo phương án phát hành trái phiếu. Đã được phê duyệt và chỉ bán trái phiếu cho nhà đầu tư đủ điều kiện mua trái phiếu.

Trường hợp tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành cam kết với nhà đầu tư về việc mua lại trái phiếu doanh nghiệp thì phải ký hợp đồng với nhà đầu tư. Trong đó nêu rõ điều kiện, điều khoản về việc mua lại trái phiếu. Và phải tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành khi thực hiện các cam kết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *