Nợ xấu chồng chất mùa dịch, ngành tài chính có suy nghĩ táo báo

Nợ xấu chồng chất mùa dịch, ngành tài chính có suy nghĩ táo báo

Xuất phát điểm là nợ xấu tại các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Có thể nói dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp hiện tại là giọt nước tràn ly. Trong bối cảnh đại dịch như bấy giờ, thì nợ xấu đang là vấn đề vô cùng khó nhằn. Nó khá khó giải quyết vì liên quan đến cả một nền kinh tế. Và cũng khá là khó để quản lý tốt trong mùa dịch bùng phát mạnh mẽ như thế này. Thế là, ngành tài chính đã có một nước đi vô cùng quyết đoán và táo bạo. Hãy cùng otoolecpa.com tìm hiểu xem hướng đi này là như thế nào nhé.

Tổng Giám đốc Công ty VAMC thông tin

Tọa đàm xoay quanh vấn đề giải quyết nợ xấu

Ông Đoàn Văn Thắng là Tổng Giám đốc Công ty VAMC. Tên đầy đủ là Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Ông cho biết, ý kiến đã được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước, đầu quý 3/2021. Sàn giao dịch nợ xấu đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời. Hôm 23/6, Báo Tiền Phong và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có tổ chức buổi tọa đàm. Chủ đề tọa đàm: “Nợ xấu trong đại dịch COVID-19 – Giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp”.

Thông tin cập nhật từ buổi tọa đàm

Thông tin tại toạ đàm, ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc VAMC cho biết, sau khi có Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ tối đa cho hoạt động xử lý, thu hồi nợ của VAMC. Đến nay, 21 tổ chức tín dụng đã tất toán dư nợ cho VAMC.

Ông Thắng cho biết, thực hiện Nghị quyết 42, theo quy định về đấu giá tài sản, từ năm 2018 đến nay, VAMC đã bán đấu giá thành công gần 3.000 tỷ đồng các khoản nợ và tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, thị trường mua bán nợ tại Việt Nam hiện còn khá sơ khai, khuôn khổ pháp lý cho các chủ thể tham gia của thị trường mua bán nợ chưa đồng bộ, hạ tầng thị trường mới bước đầu hình thành và phương thức mua, bán nợ xấu còn hạn chế.

Ông Thắng đưa ra phát biểu và kiến nghị

Những kiến nghị được đưa ra

“Hiện tại, chúng tôi được Ngân hàng Nhà nước đồng ý xây dựng sàn giao dịch nợ xấu, khoảng đầu quý 3/2021 sàn sẽ ra đời. Ngoài ra, được phép của Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, chúng tôi còn thành lập câu lạc bộ VAMC với 23 thành viên, tạo diễn đàn để các bên lên tiếng, hướng tới các đơn vị tham gia thị trường mua bán nợ”, ông Thắng nói.

Tổng giám đốc VAMC kiến nghị, nên tiếp tục nâng tầm Nghị quyết 42 sau khi kết thúc thí điểm; Sớm hình thành hệ thống thị trường mua bán nợ, phải có khuôn khổ pháp luật cho thị trường ấy, các công cụ cũng cần được hoàn thiện. Hiện nay, mua bán nợ theo hình thức cạnh tranh hoặc đấu giá, còn rất sơ khai.

Nhận định từ chuyên gia kinh tế

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực đánh giá, một trong những vướng mắc cần tháo gỡ để Nghị quyết 42 phát huy hiệu quả cao hơn, là việc Việt Nam thiếu vắng một thị trường mua bán nợ thực sự. Ngoài ra, các nghiệp vụ phái sinh cho khoản nợ xấu (như chứng khoán hóa) chưa có, dẫn đến thiếu nhà đầu tư có năng lực, thiếu tính thanh khoản của các khoản nợ. Điều này làm giảm tính hấp dẫn, giá trị và nguồn lực để xử lý các khoản nợ này; khiến quá trình mua – bán nợ theo giá thị trường càng khó khăn.

Qua bài viết trên, các bạn đã bỏ túi cho mình những thông tin đầy hữu ích rồi. Các bạn đã có một cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về tình hình tài chính mùa dịch. Đây quả thật là một điều hết sức nhức nhối trong mùa dịch này. Nếu các bạn thấy hay thì nhớ like và share bài viết này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *