Để “lách luật”, hàng quán Hà Nội thuê shipper giao hàng để ship đồ ăn

Để “lách luật”, hàng quán Hà Nội thuê shipper giao hàng để ship đồ ăn

Theo chỉ thị của chính phủ thì Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội, điều này cũng đồng nghĩa với việc các hàng quán bán đồ ăn uống đều phải nghỉ và ký cam kết đóng cửa ngừng kinh doanh theo yêu cầu của các lực lượng chức năng. Thế nhưng hiện nay, vẫn có một số cửa hàng kinh doanh đồ ăn vẫn thản nhiên “lách luật” bán online. Cách để những quán ăn này “lách luật” chính là thuê những shipper giao hàng trên địa bàn Hà Nội ship đồ ăn hộ. Thậm chí còn nhờ khách cung cấp chi tiết các chốt kiểm tra để có thể dễ dàng tính cách để ship đồ ăn mà khách đã đặt. Hiện nay cơ quan chức năng đã vào cuộc để điều tra những quán kinh doanh online như thế này và sẽ sớm có giải pháp.

Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, số ca mắc bệnh cũng tăng theo từng ngày nên việc những hàng quán kinh doanh “lách luật” như thế này đã tạo ra làn sóng bức xúc đối với nhiều người. Cùng theo dõi chi tiết hơn về tình trạng buôn bán online các quán ăn ở Hà Nội hiện nay qua bài viết của chúng tôi nhé.

Giãn cách nhưng các quán ăn Hà Nội vẫn bất chấp “lách luật”

Tin nhắn đặt hàng

Bất chấp việc Hà Nội tăng cường giãn cách, nhiều nhà hàng và cửa hàng bán đồ ăn online vẫn hoạt động. Một số hàng quán còn bố trí người giao đồ ăn riêng đến tận nhà khách hàng. Trong khi tăng cường giãn cách xã hội, Hà Nội yêu cầu dừng vận tải hành khách và giao hàng bằng môtô 2 bánh. Bao gồm xe ôm và xe công nghệ. Thành phố cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu đóng cửa.

Tuy nhiên, trong ngày 26/7 (tức 2 ngày kể từ khi Chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội được ban hành), phóng viên vẫn ghi nhận tình trạng nhiều cửa hàng kinh doanh, buôn bán đồ ăn online vẫn hoạt động. Và cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà cho khách. “Dịch như này có giao như ngày bình thường không? Câu trả lời tất nhiên là có rồi. Bên em vẫn phục vụ từ 9h sáng đến 2h đêm nha. Dịch bệnh phức tạp nên mọi người đặt đồ chuyển khoản trước cho em nhé”. Thanh Lam – một tài khoản Facebook cá nhân bán đồ ăn online – quảng cáo.

Không bán trực tiếp được thì bán online

Trong vai người mua, phóng viên đã thử liên hệ với tài khoản này để đặt đồ ăn. “Tôi thấy ứng dụng AhaMove vẫn hoạt động nên mở bán bình thường. Do sợ dịch nên hầu hết người mua đến tận nơi lấy”, người này chia sẻ. Trung bình mỗi ngày cửa hàng online của Thanh Lam nhận từ 8-15 đơn giao. Phần lớn khách hàng là người quen. Hoặc tình cờ biết đến khi tìm đồ ăn trên mạng xã hội.

Vẫn buôn bán dù bị cấm

Bên cạnh nhóm người bán đồ ăn cá nhân, nhiều nhà hàng và hệ thống kinh doanh đồ ăn thức uống nổi tiếng tại Hà Nội cũng “lách” quy định của Thành phố. Để thực hiện hình thức hoạt động tương tự. “Quán đang có ưu đãi đối với các combo và set. Miễn phí giao hàng bán kính 5 km đối với đơn hàng từ 300.000 đồng. Đặc biệt tặng thêm 3 nước ngọt cho đơn hàng từ 1 triệu đồng trở lên. Quán cũng hỗ trợ setup, bày tiệc tại nhà”. Một hệ thống nhà hàng bò tơ với 7 cơ sở tại Hà Nội quảng cáo.

Do dịch giao nhận đồ ăn không hoạt động, nhà hàng này cung cấp đội ngũ shipper riêng. Thậm chí, nhà hàng bò tơ vẫn nhận đơn giao ngay cả khi quanh khu vực địa chỉ của khách hàng có chốt kiểm tra hoặc lực lượng chức năng. Tương tự, một nhà hàng bò nướng có cơ sở tại phố Gầm Cầu (quận Hoàn Kiếm) và Trung Kính (quận Cầu Giấy) thông báo vẫn nhận giao món như bình thường. Do không gọi được shipper công nghệ, nhà hàng này cho biết sẽ thuê người giao bên ngoài. Khi giao đến nơi shipper sẽ tự tính phí với khách.

Quán ăn Hà Nội “lách luật” bằng cách thuê shipper giao hàng để giao đồ ăn

Ngày 25/7, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đào Việt Long khẳng định đối tượng vận chuyển hàng hóa tự do., chủ yếu phục vụ ngành hàng ăn uống sẽ bị cấm hoạt động. Theo đại diện Sở, lực lượng shipper được phép hoạt động trên địa bàn thành phố bao gồm nhân viên vận chuyển của cơ quan bưu chính, siêu thị, sàn thương mại điện tử.

Thuê shipper để ship đồ ăn

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận tải phải cung cấp danh sách shipper cho cơ quan chức năng. Đồng thời, shipper khi đi giao hàng phải có tin nhắn xác nhận được phép hoạt động từ Sở Giao thông Vận tải. Căn cứ vào quy định trên; đội ngũ shipper do những nhà hàng; cửa hàng bán đồ ăn online thuê riêng không nằm trong danh mục được cấp phép hoạt động. Ngoài ra, vẫn có trường hợp shipper công nghệ của một số ứng dụng giao sai loại hàng hóa.

Chia sẻ với phóng viên, đại diện một cửa hàng bán lẩu online cho biết thay vì gọi shipper ngoài, cô này gọi dịch vụ giao nhận hàng hóa của một ứng dụng công nghệ để giao đồ ăn cho khách. “Giờ mình không tự đi ship được, mình sẽ gọi một shipper giao hàng cho bạn nhé. Bạn tham khảo nếu có đặt thì chốt sớm để mình soạn đồ”. Người này nói.

Các dịch vụ ship đã ngừng hoạt động

Ngay sau khi TP Hà Nội ban hành Chỉ thị 17; một số nền tảng như Grab, GoJek, Baemin… Đã thông báo ngừng cung cấp một số dịch vụ vận chuyển hành khách và giao nhận đồ ăn. Sau đó, Sở GTVT cũng yêu cầu các ứng dụng công nghệ dừng giao nhận hàng hóa. Các dịch vụ như GrabExpress, GrabMart, Ahamove, J&T… Phải dừng hoạt động. Tuy nhiên vào ngày 26/7; Thanh Lam cho biết cô đã đọc Chỉ thị 17 do UBND TP Hà Nội ban hành; vì thấy ứng dụng AhaMove vẫn hoạt động nên cô mới dám mở bán và yên tâm gửi hàng như thường lệ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *