Hệ thống đăng ký xe “luồng xanh” để vận chuyển hàng hóa bị quá tải

Hệ thống đăng ký xe “luồng xanh” để vận chuyển hàng hóa bị quá tải

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện tại thì điều tiên quyết chính là tránh sự lây lan trong cộng đồng. Giãn cách xã hội chính là điều cần thiết ngay lúc này, thế nhưng điều này cũng gây ra nhiều bất tiện cho mọi người. Và điều bất tiện lớn nhất có lẽ chính là sự thông thuận khi lưu thông hàng hóa, nhịp vận chuyển bị đứt gãy vì nhiều tỉnh thành thực hiện chỉ thị 16 nên hàng hóa cũng bị dồn ứ không thể bán được. Chính vì điều này đã gây ra những tổn thất vô cùng lớn đến người dân và chuỗi cung ứng thị trường của xã hội. Để giải quyết vấn đề trên, nhà nước đã đưa ra biện pháp cung cấp xe “luồng xanh” để phục vụ vận chuyển hàng hóa.

Nhưng hiện nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết thực sự ổn thỏa bởi số lượng xe “luồng xanh” được cấp phép tuy nhiều nhưng vẫn chưa đủ với thị trường tiêu dùng của xã hội. Nếu bạn quan tâm đến tình trạng vận chuyển hàng hóa và cách xe “luồng xanh” hoạt động thì hãy theo dõi bài viết sau của chúng tôi nhé.

Đã cấp được 36.912 xe

Đã cấp cho nhiều xe QRCode

Đến nay, các cơ quan chức năng đã cấp được 36.912 xe. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị tạo thuận lợi cho phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu, xe đưa đón công nhân, chuyên gia được lưu thông thuận lợi khi đi, đến. Hoặc đi qua khu vực thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Theo đó, công văn do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ ký ngày 27/7/2021. Nêu rõ: Để ưu tiên, tạo thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của doanh nghiệp được lưu thông đi, đến hoặc đi qua khu vực, địa phương thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020. Bộ Giao thông vận tải (GTVT), các địa phương đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải lập tuyến “Luồng xanh”. Xây dựng phần mềm để cấp Giấy nhận diện có mã QRCode.

Hệ thống đăng ký quá tải

Theo thống kê, đến nay, các cơ quan chức năng đã cấp được 36.912 xe. Tuy nhiên, vẫn còn một số phương tiện chưa được cấp mã QRCode. Do hệ thống phần mềm liên tục bị “quá tải” trong ngày 26/7/2021. Ảnh hưởng đến việc cấp mã QRCode cho các phương tiện vận tải. Nên ảnh hưởng đến một số phương tiện chưa được cấp mã QRCode có nhu cầu lưu thông phục vụ vận tải hàng hoá thiết yếu.

Người dân đợi để qua chốt

Giấy xét nghiệm âm tính cũng được sử dụng

Theo Bộ GTVT, trường hợp các phương tiện vận tải hàng hoá thiết yếu; vận chuyển công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp đã được cấp Giấy nhận diện phương tiện (có mã QRCode) còn hiệu lực. Người điều khiển phương tiện có Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2 còn giá trị. Tức trong vòng 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm. Lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát không kiểm tra các phương tiện này khi lưu thông qua chốt. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành. Tại Văn bản số 1015/TTg-CN ngày 25/7/2021. Và hướng dẫn của Bộ Y tế. Tại Văn bản số 5753/BYT-MT ngày 19/7/2021; Văn bản số 5886/BYTMT ngày 22/7/2021.

Trường hợp các phương tiện vận tải hàng hoá thiết yếu; vận chuyển công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp chưa được cấp kịp thời Giấy nhận diện phương tiện (có mã QRCode). Nhưng người điều khiển phương tiện này đã có Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2 còn giá trị, Tức trong vòng 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm. Thì lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát cho xe lưu thông qua chốt. Sau khi đã kiểm tra Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2.

Nhiệm vụ của cơ quan chức năng

Việc bố trí các chốt kiểm soát được tổ chức thành nhiều điểm. Các điểm có khoảng cách và diện tích phù hợp. Lực lượng chức năng thực hiện phân loại phương tiện để đưa vào kiểm soát tại từng điểm. Không kiểm tra phương tiện trên đường. Để đảm bảo tuyệt đối không ùn tắc giao thông trên tuyến. Các đơn vị chức năng của địa phương tăng cường kiểm tra; giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Trong hoạt động vận tải tại các đầu mối hàng hóa, điểm đi, điểm đến. Trên đây là những vấn đề cấp bách, cần có sự đồng thuận của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ GTVT đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *