Đề xuất quy hoạch 9 tuyến đường sắt trong giai đoạn 2021- 2030

Đề xuất quy hoạch 9 tuyến đường sắt trong giai đoạn 2021- 2030

Vừa qua Bộ Giao Thông Vận Tải vừa đề ra văn bản trình lên chính phủ về việc thực hiện quy hoạch hệ thống mạng lưới đường sắt quốc gia. Thời gian dự đoán là từ năm 2021 đến năm 2030 nước ta sẽ có 9 hệ thống đường sắt mới trải dài từ Bắc vào Nam. Nguyên nhân để đề ra phương án này là do nhu cầu vận chuyển hàng hóa của người dân ngày càng tăng và sự kết nối giao thoa giữa các vùng miền. Theo đó những nhánh của đường sắt cũng sẽ là đầu mối cho các trung tâm logistics và hàng không.

Mạng lưới đường sắt quốc gia

Theo Bộ GTVT, mạng lưới đường sắt quốc gia được hoạch định theo các hành lang chính. Có nhu cầu vận tải khối lượng lớn cả hành khách và hàng hóa. Trên cơ sở phân bổ nhu cầu vận tải phù hợp ưu thế của từng phương thức. Đảm bảo kết nối các đầu mối vận tải giữa các vùng, miền, kết nối mạng đường sắt quốc tế.

Mạng lưới tuyến bao gồm tuyến đường sắt xương sống trên trục dọc Bắc – Nam; các tuyến đường sắt kết nối với 2 khu đầu mối đường sắt Hà Nội, TPHCM; đường sắt kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia; đường sắt dọc các tỉnh Tây Nguyên. Cùng đó là các tuyến nhánh, nhánh đường sắt chuyên dùng kết nối đến các đầu mối giao thông như đô thị, cảng biển, cảng thủy nội địa, trung tâm logistics, cảng hàng không…

Mạng lưới đường sắt quốc gia

Bộ GTVT nêu rõ, mạng lưới đường sắt quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 được quy hoạch theo 16 tuyến với chiều dài 4.871 km. Trong đó có 7 tuyến chính hiện hữu với chiều dài 2.440 km và quy hoạch để chuẩn bị, thực hiện đầu tư 9 tuyến đường sắt với chiều dài 2.431 km.

Những tuyến đường sắt mới

Bộ Giao thông vận tải vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có 9 tuyến đường sắt mới. Theo đó, mạng lưới đường sắt quốc gia thời kỳ 2021-2030 được quy hoạch theo 16 tuyến có chiều dài 4.871 km; trong đó, duy trì 7 tuyến chính hiện hữu với chiều dài 2.440 km; 9 tuyến đường sắt mới có chiều dài 2.431 km được quy hoạch để chuẩn bị đầu tư.

mạng lưới đường sắt quốc gia thời kỳ 2021-2030 được quy hoạch

Trong đó, 9 tuyến đường sắt mới được quy hoạch để chuẩn bị, thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2021-2030 gồm: tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ ga Ngọc Hồi đến ga Thủ Thiêm, đường đôi, khổ 1.435mm, dài khoảng 1.545km. Tuyến Yên Viên – Lim – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân, từ ga Yên Viên Bắc đến ga Cái Lân, đường đơn, khổ lồng 1.000mm và 1.435mm, dài khoảng 129km.

Hà Nội – Hải Phòng

Tuyến đường sắt mới nối Hà Nội – Hải Phòng theo hướng tuyến song song. Với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (đến ga Nam Hải Phòng). Để kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện. Đường đôi, khổ 1.435mm, dài khoảng 102 km. Đồng thời nghiên cứu xây dựng tuyến nối từ khu vực ga Mạo Khê (tuyến Yên Viên – Hạ Long – Cái Lân) tới ga Nam Hải Phòng. Đường đơn, khổ 1.435mm, dài khoảng 53 km.

Biên Hòa – Vũng Tàu

Tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu, từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu, khổ 1.435mm. Điện khí hóa, dài khoảng 84km, trong đó đoạn Biên Hòa – Thị Vải đường đôi, đoạn Thị Vải – Vũng Tàu đường đơn. Tuyến Vũng Áng – Cha Lo (Mụ Giạ) để kết nối với đường sắt Lào. Từ ga cảng Vũng Áng đến đèo Mụ Giạ trên biên giới Việt Nam – Lào, tỉnh Quảng Bình. Đường đơn, khổ 1.435mm, dài khoảng 119km.

TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ

Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ, từ ga An Bình, tỉnh Bình Dương đến ga Cần Thơ, TP.Cần Thơ. Đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, dài khoảng 174km. Tuyến Dĩ An – Lộc Ninh, từ ga Dĩ An đến điểm nối ray biên giới Việt Nam – Campuchia (cửa khẩu Hoa Lư). Khổ 1.435mm, điện khí hóa, dài khoảng 128km; trong đó đoạn Dĩ An – Chơn Thành đường đôi. Đoạn Chơn Thành – Lộc Ninh đường đơn.

Vành đai phía Đông

Tuyến vành đai phía Đông thuộc đường sắt khu đầu mối Hà Nội

Tuyến vành đai phía Đông thuộc đường sắt khu đầu mối Hà Nội (để kết nối tuyến Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh hiện có với các tuyến phía Bắc và chuyển đoạn Ngọc Hồi – Yên Viên, Gia Lâm – Lạc Đạo thành đường sắt đô thị). Từ ga Ngọc Hồi – qua ga Lạc Đạo – đến ga Bắc Hồng, đường đôi. Khổ lồng 1.000mm và 1.435mm, dài khoảng 59km. Tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành. Từ ga Thủ Thiêm đến ga Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Đường đôi, khổ 1.435mm, dài khoảng 38km.

Theo Bộ GTVT, trong giai đoạn 2021-2030, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Sẽ triển khai đầu tư 02 đoạn ưu tiên Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP. Hồ Chí Minh. Đối với tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – cảng Cái Lân hiện đang xây dựng dở dang sẽ ưu tiên vốn đầu tư hoàn thiện.

2 tuyến kết nối cảng biển Lạch Huyện, Biên Hòa – Vũng Tàu và tuyến vành đai Hà Nội. Tuyến kết nối Thủ Thiêm – sân bay Long Thành cũng được ưu tiên thu xếp nguồn lực để triển khai đầu tư giai đoạn này. Đồng thời, chuẩn bị đầu tư 03 tuyến Vũng Áng – Mụ Giạ, Dĩ An – Lộc Ninh, TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *