Công ty chứng khoán sở hữu nhiều trái phiếu của ngân hàng

Công ty chứng khoán sở hữu nhiều trái phiếu của ngân hàng

Trong nửa đầu năm 2021, trái phiếu doanh nghiệp do các ngân hàng phát hành đã lên đến 68.200 tỉ đồng. Theo thống kê về thị trường trái phiếu của Công ty cổ phần chứng khoán SSI cho thấy lượng phát hành trong quý II năm nay đã tăng 3,66 lần so với 3 tháng đầu năm nay. Cụ thể ngày 26/7 đơn vị này cho biết các doanh nghiệp đã phát hành tới 164.000 tỉ đồng, tăng tới 28,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó các công ty chứng khoán đang mạnh tay ôm nhiều trái phiếu. Cùng theo dõi chi tiết trong bài viết của otoolecpa.

Các ngân hàng phát hành lượng lớn trái phiếu

Chỉ tính riêng trong ngành ngân hàng, 6 tháng đầu năm 2021 có tới 15 ngân hàng thương mại phát hành 68.200 tỉ đồng trái phiếu với kỳ hạn bình quân 3,37 năm và lãi suất bình quân 4,3%/năm. Top 5 ngân hàng phát hành trái phiếu nhiều nhất trong nửa đầu năm nay gồm: ACB phát hành trái phiếu nhiều nhất, lên đến 9.200 tỉ đồng.

Tiếp theo là ngân hàng Tienphongbank (9.100 tỉ đồng), HDBank (6.100 tỉ đồng). BIDV (5.699 tỉ đồng) và VPBank (5.150 tỉ đồng). Xét theo cơ cấu nhà đầu tư mua trái phiếu ngân hàng trong nửa đầu năm nay. Thì các công ty chứng khoán đứng đầu với tỉ lệ sở hữu trái phiếu doanh nghiệp. Do các ngân hàng phát hành lên tới 56%, tương đương 38.300 tỉ đồng.

Các ngân hàng phát hành lượng lớn trái phiếu

Nhóm khách hàng tiềm năng tiếp theo là chính các ngân hàng bán chéo trái phiếu cho nhau với tỉ lệ là 26%, tương đương 17.800 tỉ đồng. Còn lại là các nhà đầu tư tổ chức trong nước mua 10.100 tỉ đồng, chiếm 15%. Tỉ lệ nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng chỉ có 2.000 tỉ đồng, chiếm 3%.

Công ty chứng khoán ôm nhiều trái phiếu ngân hàng

Các nhà đầu tư cá nhân chỉ mua các trái phiếu tăng vốn cấp 2 có kỳ hạn dài 7-15 năm. Hầu hết có lãi suất thả nổi, năm đầu dao động từ 6,2% đến 7,9%/năm. Các trái phiếu này thường kèm theo quyền mua lại trước hạn của tổ chức phát hành sau 2-5 năm (hoặc 10 năm với trái phiếu 15 năm). Nếu không thực hiện lãi suất các kỳ cuối sẽ tăng rất cao.

Có 56.600 tỉ đồng, chiếm 83% tổng trái phiếu ngân hàng phát hành nửa đầu năm 2021. Là kỳ hạn 2-3 năm có lãi suất cố định từ 3,0-4,2%/năm. Trả lãi hàng năm, là mức lãi suất thấp hơn hẳn lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng trả sau dao động từ 5,6-6%/năm. Gần như toàn bộ số trái phiếu này đều do các ngân hàng. Và công ty chứng khoán nắm giữ.

Công ty chứng khoán

Theo quy định tại Thông tư 34/2013/TT-NHNN, tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu phát hành trên sơ cấp của tổ chức tín dụng khác. Nên các Công ty chứng khoán thường đứng ra làm trung gian. Mua trái phiếu ngân hàng trên sơ cấp. Sau đó bán lại cho các tổ chức tín dụng khác. Tuy vậy, quy định này đã được gỡ bỏ tại Thông tư 01/2021/TT-NHNN nên các ngân hàng thương mại. Đã có thể trực tiếpmua chéo trái phiếu của nhau trên sơ cấp từ ngày thông tư có hiệu lực là 17/5/2021 đến nay.

Nhiều thương vụ mua trọn lô cả 1.000 tỷ đồng

Một diễn biến đáng chú ý trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 5 và 6/2021. Là rất nhiều thương vụ phát hành của các ngân hàng. Với giá trị vốn huy động thành công lên đến cả 1.000 tỷ đồng. Nhưng đều được công ty chứng khoán mua 100%.

Theo dữ liệu được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) công khai. Chỉ trong vòng một tuần, từ ngày 8-15/6, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã thực hiện 3 đợt phát hành. Qua đó bán được 2.500 tỷ đồng trái phiếu (100% khối lượng phát hành) cho công ty chứng khoán. Tương tự, trong vòng 20 ngày, Ngân hàng Tiên Phong cũng thực hiện thành công 3 đợt phát hành. Khi bán được 2.000 tỷ đồng cho công ty chứng khoán…

Còn rất nhiều ngân hàng khác như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngân hàng Phương Đông, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam… Cũng đã huy động được lượng vốn lên đến cả nghìn tỷ đồng. Từ các thương vụ bán 100% trái phiếu cho các công ty chứng khoán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *