Ngân hàng là tay chơi lớn nhất trên thị trường trái phiếu

Ngân hàng là tay chơi lớn nhất trên thị trường trái phiếu

Những ngân hàng có sự tăng trưởng về tín dụng và lợi nhuận trong năm 2020 đều có điểm chung là nắm giữ một số lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp. Theo báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng cho thấy giá trị trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ đã tăng ít nhất là gấp đôi, gấp ba, nhiều thì lên cả vài chục lần. Như vậy đến năm 2021 thì ngân hàng được cho rằng sẽ tiếp tục là tay chơi lớn nhất trên thị trường trái phiếu. Hãy cùng otoolecpa theo dõi thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.

Các ngân hàng có lượng trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh

Quán quân về đầu tư trái phiếu là Techcombank. Tại thời điểm 31/12/2020, lượng trái phiếu doanh nghiệp mà ngân hàng này nắm giữ là 46.500 tỷ đồng, tăng 53% so với năm trước. Tuy nhiên, tăng trưởng mạnh nhất về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phải kể đến SHB. Nếu như năm 2019, lượng trái phiếu doanh nghiệp mà SHB nắm giữ chỉ 500 tỷ đồng, thì năm 2020 đã tăng lên trên 10.500 tỷ đồng (tăng 21 lần).

Một số ngân hàng khác cũng có lượng trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng mạnh như VPBank, TPBank, MB… Tại VPBank, lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ đạt trên 31.800 tỷ đồng, tăng 124% (tăng 2,2 lần so với năm trước). Con số này tại TPBank là 11.200 tỷ đồng, tăng 138% (tăng gần 2,4 lần) và tại MBBank là 24.800 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm trước đó.

Ngân hàng đầu tư trái phiếu tăng hàng chục lần

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc ngân hàng xoay xở hướng kinh doanh trong bối cảnh tín dụng suy giảm. Do dịch bệnh Covid-19 cho thấy sự nhanh nhạy, linh hoạt. Thực tế, dù tín dụng chung toàn hệ thống không giảm mạnh so với năm 2019. Song nguồn thu từ lãi tăng chậm, do mặt bằng lãi suất cho vay giảm. Các ngân hàng tập trung cơ cấu lại nợ. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cảnh báo, không loại trừ ngân hàng cho vay đảo nợ và né các quy định về tín dụng bất động sản.

Tiếp tục mạnh tay đầu tư trong năm 2021

Năm 2020, ngân hàng vừa là nhà phát hành. Vừa là nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất thị trường. Năm 2021, khả năng các ngân hàng sẽ tiếp tục mạnh tay đầu tư trái phiếu. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán. Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có hiệu lực đầu năm nay. Đã “loại” bớt nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ khỏi sân chơi phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Trong khi chờ đợi thị trường thứ cấp. Trái phiếu doanh nghiệp sẽ là lãnh địa riêng của nhà đầu tư chuyên nghiệp. Đặc biệt là các ngân hàng.

Ngoài ra, theo ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc Khối Tư vấn và Dịch vụ nghiên cứu thị trường của FiinResearch. Năm 2020, nhiều ngân hàng được hưởng lợi nhờ “mua sỉ” trái phiếu doanh nghiệp. Và bán lại cho nhà đầu tư cá nhân. Năm 2021, theo chuyên gia này, lượng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp của những ngân hàng sở hữu nhiều “doanh nghiệp thân hữu” vẫn sẽ tăng trưởng ổn định.

Thị trường trái phiếu

Thị trường trái phiếu được siết chặt hơn

Riêng các ngân hàng có ít doanh nghiệp thân hữu. Việc tăng hay giảm trái phiếu phụ thuộc nhiều vào điều kiện thị trường. Cũng như các chính sách mới ban hành. Việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng khó khăn không phải là xấu. Tuy nhiên, những mặt trái tiềm ẩn trong đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng. Khiến cơ quan chức năng đang tìm cách siết chặt hơn nữa.

FiinGroup nhận định, năm 2021, tín dụng ngân hàng trung. Và dài hạn khó có dư địa tăng trưởng mạnh để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp. Do đó, kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp vẫn sẽ tăng trưởng mạnh. Cũng theo FiinGroup, năm 2020, mặc dù thay vì đẩy mạnh cho vay dài hạn. Các ngân hàng đã gia tăng danh mục đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Song các quy định mới gần đây của Ngân hàng Nhà nước đã làm hạn chế hoạt động này.

Coi chừng ‘ôm bom’ khi mua trái phiếu doanh nghiệp lãi khủng

Mới đây, Bộ Tài chính đã lên tiếng cảnh báo về việc trên thị trường có hiện tượng tổ chức cung cấp dịch vụ. Như công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại chào mời. Phân phối trái phiếu doanh nghiệp không đúng đối tượng cho nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Do dó, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ tăng cường kiểm tra việc cung cấp dịch vụ. Về trái phiếu của các tổ chức cung cấp dịch vụ để xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm. Cơ quan quản lý yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ trái phiếu không chào mời. Đặc biệt với nhà đầu tư cá nhân không chuyên nghiệp bằng mọi giá.

Một trong những điểm mới tại Nghị định 153/2020. Là chỉ có nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được mua trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, nếu nhà đầu tư các nhân riêng lẻ muốn tham gia đầu tư vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Thì buộc phải ủy thác đầu tư thông qua các tổ chức. Hoặc trở thành các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *