Dùng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo cho trái phiếu có rủi ro?

Dùng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo cho trái phiếu có rủi ro?

Trái phiếu là kênh thu hút nhiều nhà đầu tư với mức lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro khó lường, nhất là khi đổ xô đầu tư mà không không có sự tìm hiểu kỹ. Trái phiếu cần có tài sản đảm bảo chắc chắn. Theo phân tích báo cáo từ thị trường của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho thấy hiện nay cổ phiếu đang được sử dụng khá nhiều để làm tài sản đảm bảo cho trái phiếu. Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ gốc lãi trái phiếu không có ý nghĩa. Cùng theo dõi thông chi tiết qua bài viết sau đây của otoolecpa.

Việc dùng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo gây rủi ro

Loại trừ các trái phiếu ngân hàng và định chế tài chính khác hầu hết là không có tài sản đảm bảo, các trái phiếu doanh nghiệp còn lại được phát hành trong nửa đầu năm 2021 có 18,6% được bảo đảm bằng bất động sản; 11% được đảm bảo bằng tài sản; 33% được đảm bảo bằng một phần tài sản/bất động sản và một phần là cổ phiếu; 9,3% được đảm bảo hoàn toàn bằng cổ phiếu và 28% là không có tài sản đảm bảo.

Có 29 nghìn tỷ đồng trái phiếu bất động sản được đảm bảo hoàn toàn bằng cổ phiếu hoặc không có tài sản đảm bảo. Nếu tính cả các trái phiếu bất động sản được đảm bảo một phần bằng cổ phiếu, con số này là gần 60 nghìn tỷ đồng – chiếm 64% tổng lượng trái phiếu bất động sản phát hành 6 tháng năm 2021.

Phát hành trái phiếu

“Chúng tôi nhắc lại lưu ý rằng việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ gốc lãi trái phiếu bằng cổ phiếu không có nhiều ý nghĩa vì khi sự kiện vi phạm xảy ra, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì giá trị cổ phiếu dùng làm tài sản đảm bảo (thường là của tổ chức phát hành hoặc liên quan đến tổ chức phát hành) cũng sẽ sụt giảm nghiêm trọng”, chuyên gia SSI khuyến nghị nhà đầu tư.

Số lượng phát hành trái phiếu lớn

Về tình hình phát hành trái phiếu, SSI cho biết, quý II/2021, các doanh nghiệp phát hành 164 nghìn tỷ đồng trái phiếu, gấp 3,66 lần lượng phát hành trong quý I/2021 và tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, 89% là phát hành riêng lẻ trong nước. Có 2 nghìn tỷ đồng (chiếm 1,2% tổng lượng phát hành) phát hành ra công chúng của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc và CTCP Glexhomes; có 700 triệu USD (tương đương 16 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,8% tổng lượng phát hành) là trái phiếu quốc tế của CTCP Vingroup và CTCP bất động sản BIM.

Tính chung nửa đầu năm 2021, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành là 208,9 nghìn tỷ đồng. Tăng 18,3% so với cùng kỳ 2020. Quán quân phát hành vẫn là các doanh nghiệp bất động sản với 92,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 44,2%. Tiếp đến, các ngân hàng phát hành 68,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 32,7%. Nhóm doanh nghiệp năng lượng và khoáng sản phát hành 14,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,1%. Nhóm doanh nghiệp định chế tài chính phi ngân hàng phát hành 11,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,4%. Nhóm doanh nghiệp phát triển hạ tầng phát hành 6 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,9%.

Trái phiếu doanh nghiệp vẫn hút nhà đầu tư

Dự báo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp quý III/2021.SSI cho rằng, từ đầu năm đến nay, tín dụng luôn tăng trưởng cao hơn huy động khiến chênh lệch tiền gửi. Tín dụng của toàn hệ thống thu hẹp đáng kể. Tuy nhiên, thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn khá dồi dào. Và Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Để hỗ trợ nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đợt dịch Covid-19 lần 4.

Phân tích kỹ khi đầu tư

Lãi suất tiền gửi có thể vẫn giữ ở mức thấp và chỉ tăng nhẹ vào cuối năm 2021. Lợi tức từ trái phiếu doanh nghiệp vẫn hấp dẫn so với kênh đầu tư tiền gửi. Trong quý II/2021, tài sản ròng của hầu hết các quỹ đầu tư trái phiếu giảm nhẹ. Ghi nhận quý giảm đầu tiên sau nhiều quý tăng trưởng liên tục trước đó. SSI nhận thấy có hiện tượng các nhà đầu tư giảm nắm giữ trái phiếu để chuyển sang đầu tư cổ phiếu.

Lãi suất gấp 2-3 lần lãi suất tiết kiệm ngân hàng

Sau 5 tháng đầu năm, thống kê của KBSV cho thấy Phát Đạt là doanh nghiệp trả lãi suất cao nhất, lên tới 13%/năm. Từ đầu năm đến nay, đại gia bất động sản này phát hành tổng cộng 680 tỷ đồng trái phiếu. Với tài sản đảm bảo là cổ phiếu PDR của doanh nghiệp đang nằm trong danh mục VN30.

Một doanh nghiệp khác cũng trả lãi suất trái phiếu lên tới 13%/năm. Là Tiki vừa hoàn thành việc phát hành trong tháng 6. Sàn thương mại điện tử này phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ với kỳ hạn 2 năm. Phần lớn trái chủ tham gia mua trái phiếu của Tiki là nhà đầu tư cá nhân.

Trái phiếu của Tiki cũng được bảo đảm bằng tài sản là cổ phiếu của doanh nghiệp với mức định giá hơn 600.000 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, một chuyên gia chứng khoán cho rằng đây chỉ là mức giá được đơn vị tư vấn đưa ra. Trong khi sàn thương mại điện tử này chưa phải là công ty đại chúng. Cổ phiếu chưa được giao dịch trên sàn nên rất khó để đánh giá liệu con số có hợp lý hay không.

dùng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo gây rủi ro

Rủi ro từ trái phiếu doanh nghiệp

SSI cho rằng, rủi ro trái phiếu doanh nghiệp đang tăng lên. Môi trường lãi suất thấp giúp dòng tiền đầu tư cũng tìm đến kênh BĐS nhiều hơn và các doanh nghiệp bất động sản tăng mạnh. Huy động vốn trái phiếu để triển khai các dự án, là nhóm phát hành nhiều nhất từ 2019 đến nay.

Tuy nhiên, dịch bệnh dai dẳng đang khiến cho môi trường kinh doanh của nhóm này bớt thuận lợi. Cụ thể: thanh khoản của thị trường bất động sản có xu hướng giảm. Cho thấy sức hấp thụ đang suy yếu dần. Các hoạt động triển khai dự án, sự kiện mở bán bị gián đoạn do dịch bệnh. Hoạt động đầu tư công các dự án cơ sở hạ tầng đang chậm hơn dự kiến. Các yếu tố này làm tăng chi phí vốn do ứ đọng. Ảnh hưởng đến kế hoạch dòng tiền trả nợ gốc lãi trái phiếu của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng từ các chính sách

Bên cạnh đó, các trái phiếu năng lượng cũng đang chịu rủi ro khá lớn từ chính sách. Quy hoạch điện VIII đã được Bộ Công Thương triển khai xây dựng từ 2019. Với định hướng đẩy mạnh năng lượng tái tạo và thu hút đầu tư bằng giá điện. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến các trái phiếu tài trợ các dự án điện mặt trời, điện gió tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua.

Tổng số trái phiếu năng lượng phát hành từ 2019 đến 30/6/2021 là khoảng 65 nghìn tỷ đồng. Tuy vậy, cho đến nay dự thảo Quy hoạch điện VIII vẫn đang trong quá trình thẩm định và chưa rõ sẽ sửa đổi theo hướng nào. Các doanh nghiệp năng lượng đặc biệt là năng lượng mặt trời vẫn đang sản xuất cầm chừng. Vì sức cầu hạn chế và chờ đợi cơ chế giá mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *