Theo báo cáo thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp do Công ty Chứng khoán SSI vừa công bố cho thấy có gần 7.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành ra công chúng. Con số này chiếm đến 18,7% tổng lượng phát hành toàn thị trường, cao hơn mức bình quân chỉ 5,1% của cả năm 2020. Trong đố số lượng trái phiếu không có tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ lớn, từ đó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đang dẫn đầu. Cùng otoolecpa tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Trái phiếu doanh nghiệp phát hành lớn
Trong quý 1/2021, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 23.150 tỷ đồng trái phiếu, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng chiếm tới 61,9% tổng lượng phát hành toàn thị trường. Các ngân hàng thương mại phát hành 1.240 tỷ đồng, chỉ chiếm 3,3%. Các công ty chứng khoán và định chế tài chính phi ngân hàng phát hành 2.538 tỷ đồng, chiếm 6,8%. DN phát triển hạ tầng phát hành 1.150 tỷ đồng, chiếm 3,1%. DN năng lượng và khoáng sản phát hành 1.693 tỷ đồng, chiếm 4,5%; còn lại là các doanh nghiệp khác.
Doanh nghiệp bất động sản đứng đầu
Như vậy, có thể thấy vô địch phát hành trái phiếu doanh nghiệp quý 1/2021 vẫn thuộc về lĩnh vực bất động sản; các DN trong lĩnh vực sản xuất, chế biến chế tạo chiếm tỷ lệ rất nhỏ và không được thống kê trong danh sách. Kỳ hạn bình quân các trái phiếu bất động sản phát hành trong quý 1/2021 giảm xuống còn 2,9 năm (từ mức bình quân 3,9 năm của cả hai năm 2019 và 2020). Mặc dù kỳ hạn ngắn hơn nhưng lãi suất bình quân của trái phiếu bất động sản tăng 14 điểm cơ bản so với quý 4/2020, lên mức 10,41%/năm và hiện là nhóm có lãi suất cao nhất thị trường.
Báo cáo cũng cho biết, chiếm hơn một nửa (50,2%) trong tổng số trái phiếu doanh nghiệp phát hành quý 1. Là không có tài sản đảm bảo hoặc chỉ đảm bảo bằng cổ phiếu. Cụ thể, có 15,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành không có tài sản đảm bảo, chiếm 41%, trong đó lĩnh vực bất động sản chiếm 7.000 tỷ đồng. Có 3.400 tỷ đồng trái phiếu DN, chiếm 9,2% có tài sản đảm bảo hoàn toàn là cổ phiếu. Trong tổng lượng phát hành quý 1/2021, chỉ có 17,4% được bảo đảm bằng bất động sản; 17,2% được đảm bảo bằng tài sản; 14,7% được đảm bảo bằng một phần tài sản.
Cảnh báo nhiều rủi ro
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trái phiếu không có tài sản đảm bảo tiềm ẩn rủi ro lớn cho nhà đầu tư. Với trái phiếu được đảm bảo bằng cổ phiếu cũng không an toàn hơn bao nhiêu. Bởi khi sự kiện vi phạm xảy ra, giá trị cổ phiếu sẽ sụt giảm rất nhanh. Thậm chí giá trị cổ phiếu của tổ chức phát hành có thể về mức 0 đồng. Nếu DN mất khả năng thanh toán hay phá sản.
Theo thống kê,lượng trái phiếu DN bất động sản không có tài sản đảm bảo. Hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu hiện khá lớn. Trong năm 2020, có 35.700 tỷ đồng trái phiếu bất động sản phát hành mới không có tài sản đảm bảo. Chiếm 19,6% tổng lượng trái phiếu bất động sản phát hành. Con số thực tế có thể lớn hơn do có khoảng 57.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản thiếu thông tin. Về tài sản đảm bảo trong bản công bố thông tin. Bên cạnh đó, có 27.100 tỷ đồng trái phiếu bất động sản phát hành được đảm bảo bằng cổ phiếu. Chiếm 73,2% trong tổng số gần 37.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành được đảm bảo bằng cổ phiếu trong năm vừa qua.
Rủi ro do thu hồi
Trái phiếu công ty có một điều khoản cho phép nhà phát hành thu hồi. Hay “gọi” tất cả hay một phần trái phiếu mới trước ngày đáo hạn. Nhà phát hành thường giữ lại quyền này để có thể linh động chi trả tiền vốn. Nhằm thu hồi trái phiếu trong tương lai. Nếu lãi suất thị trường xuống thấp hơn lãi suất trái phiếu. Đối với nhà đầu tư, có 3 bất lợi với điều khoản về lệnh “gọi”.
Thứ nhất, mức tiền mặt giao dịch cho một trái phiếu có điều khoản lệnh “gọi” không được biết chắc. Thứ hai, do nhà phát hành sẽ ra lệnh “gọi” thu hồi trái phiếu khi lãi suất thị trường xuống, nên nhà đầu tư chịu rủi ro tái đầu tư. Thứ ba, khả năng tăng trị giá vốn của trái phiếu sẽ giảm bớt. Vì giá của một trái phiếu có điều khoản về lệnh “gọi” không thể tăng cao hơn nhiều. So với mức giá mà nhà phát hành sẽ gọi thu hối trái phiếu.
Cẩn thận với trái phiếu không có tài sản đảm bảo
Như vậy, tổng lượng trái phiếu bất động sản không có tài sản đảm bảo. Hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu phát hành năm 2020 là gần 63.000 tỷ đồng. Nếu tính cả lượng trái phiếu không có thông tin tài sản đảm bảo. Con số lên đến 119.800 tỷ đồng.
Các dự báo cho biết, phát hành trái phiếu DN ba quý cuối năm 2021 sẽ còn tăng lên so với quý 1. Như vậy lượng trái phiếu không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu còn tăng. Hiện việc phát hành trái phiếu DN đã bị siết chặt. Tuy nhiên, các DN phát hành trái phiếu vẫn không bị giám sát về giải ngân. Về sử dụng vốn nên nguồn vốn đã huy động được. Không rõ có đầu tư cho dự án hay lại dùng để làm việc khác, vấn đề này rất khó kiểm soát.
Phụ thuộc vào thị trường
Các chuyên gia tài chính cho rằng, trái phiếu DN bất động sản chiếm tỷ lệ cao trong danh mục đáo hạn 3 năm tới. Trong khi khả năng chi trả của DN phát hành lại phụ thuộc vào sự hồi phục của thị trường bất động sản. Nếu tình hình sản xuất kinh doanh tốt, thị trường bất động sản diễn biến thuận lợi. Thì DN có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà đầu tư. Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn thì rủi ro rất lớn. Năng lực tài chính hạn chế, sẽ không thể trang trải được khoản nợ lớn đã phát hành.
Luật sư Trương Thanh Đức cảnh báo, kể cả trường hợp trái phiếu doanh nghiệp có tài sản thế chấp. Thực sự cũng không có nhiều ý nghĩa đối với nhà đầu tư đại chúng. Lý do là trong trường hợp DN không có khả năng thanh toán. Tài sản thế chấp chỉ có ý nghĩa với các đơn vị có thể xử lý và tìm thấy giá trị từ tài sản đó. Trong đa số trường hợp, nhà đầu tư đại chúng sẽ khó có năng lực xử lý tài sản thế chấp.