Phái sinh tiến triển chậm mà chắc trong tháng 3

Phái sinh tiến triển chậm mà chắc trong tháng 3

Nếu nói trước đây thị trường chứng khoán và chứng khoán phái sinh đã và đang đón nhận những đợt tăng giảm bất chợt và không báo trước thì nay chiều hướng của thị trường chứng khoán phái sinh đã được điều chỉnh một cách rõ rệt nhất có thể đó chính là hiện chứng khoán phải sinh đang có chiều hướng phân hóa khả năng cao sẽ xuất hiện những phiên chậm mà chắc phát triển đang xen với những phiên tăng giảm đan xen, vậy hãy để chúng mình phân tích và cho mọi người một cái nhìn tổng quan hơn nhé

Những yếu tố hỗ trợ từ FED

Bản chất thị trường chứng khoán hiện tại là phân hóa, khả năng cao sẽ chậm mà chắc đi lên với các phiên tăng giảm đan xen

Thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt tăng mạnh khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục phát đi thông điệp, mọi thứ vẫn đang trong tầm kiểm soát, khi giới đầu tư lo ngại về khả năng lạm phát quay trở lại nhanh, khiến Fed sẽ rút ngắn thời gian áp dụng chính sách lãi suất thấp, tức sớm cân nhắc nâng lãi suất

Theo đó, Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 0 – 0,25%/năm và cam kết duy trì chương trình mua tài sản ít nhất 120 tỷ USD mỗi tháng, bên cạnh đó, cơ quan này nâng mức kỳ vọng tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2021 lên 6,5% từ mức dự báo 4,5% hồi tháng 12/2020, đây sẽ là mức tăng trưởng kỷ lục trong gần 40 năm qua

Fed kỳ vọng, lạm phát năm nay sẽ chạm mức 2,4% nhanh hơn so với dự báo, nhưng chưa đủ “nóng” để thay đổi chính sách tiền tệ

Dù chưa có thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang ủng hộ việc tăng lãi suất trong năm nay, nhưng quan điểm về lãi suất cho năm 2022 đã có sự thay đổi khi 4/18 thành viên ủng hộ khả năng tăng lãi suất, trong khi hồi tháng 12/2020 chỉ có 1 thành viên ủng hộ

Dòng tiền vẫn còn bất đồng

chứng khoán chậm mà chắc

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, khối nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng thông qua khớp lệnh trên sàn, đà bán ròng mạnh kể từ đầu tháng 2 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, dù rằng lực bán trong một số phiên gần đây đã được tiết chế phần nào

Trong khi đó, khối tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại giao dịch trên ETF vẫn đang trong xu thế mua ròng

Đáng chú ý, trong phiên chỉ số vượt đỉnh 1,200 điểm ngày 18/3, thị trường chứng kiến sự đồng thuận của toàn bộ các nhóm nhà đầu tư trong nước từ tổ chức, tự doanh đến cá nhân, cụ thể, tự doanh mua ròng 200 tỷ đồng, nhà đầu tư tổ chức mua ròng 68 tỷ đồng (18 phiên phiên trước đó liên tiếp bán ròng), khối nhà đầu tư cá nhân là vẫn là lực đỡ chính của thị trường trong thời gian qua khi đã ghi nhận 20 phiên liên tiếp mua ròng

Chỉ cần khối ngoại giảm lượng bán ròng, dự báo thị trường có khả năng sẽ bứt phá trở lại

Thực hiện chiến dịch chậm mà chắc

Cuối cùng thì thị trường cũng đã xuất hiện sự bùng nổ, dù cho cách bùng nổ này khá muộn màng và sự bứt phá chưa thực sự thuyết phục:

  • Bản chất thị trường hiện tại là phân hóa và trạng thái đi lên trong nghi ngờ
  • Rất dễ tiếp diễn trong thời gian tới
  • Tức là quá trình tăng sẽ diễn ra một cách từ từ với các phiên tăng giảm đan xen
  • Do đó, chiến lược giao dịch trong tuần mới là bám theo đà tăng
  • Canh mua với các nhịp võng xuống của thị trường
  • Ngưỡng hỗ trợ quan trọng trong ngắn hạn là vùng 1,190 – 1,200 điểm

Chứng khoán phái sinh đã chinh phục thành công ngưỡng 1,200 điểm một cách thuyết phục, mặc dù vẫn có những thời điểm thử thách, nhưng các pha rung lắc nằm trong tầm kiểm soát, vị thế mua (long) đang có với giá vốn trong khu vực 1,150 – 1,170 điểm được duy trì

Thị trường có khả năng sẽ tăng giảm đan xen theo xu hướng tăng. Cho nên chiến lược phù hợp nhất là canh mua trong các pha võng xuống về khu vực hỗ trợ

Cụ thể, canh mua trong các nhịp giá điều chỉnh về vùng 1,190 – 1,200 điểm. Quản trị rủi ro các vị thế mua tại khu vực 1,180 điểm

Đánh giá và kết luận hiện tượng chậm mà chắc

Việc quỹ ETF cơ cấu lại nghẽn lệnh làm phiên giao dịch cuối tuần trước. Không thực sự phản ánh đúng cung cầu thị trường:

chứng khoán ổn định

  • VN-Index có thể lùi về lấp gap vùng 1,185-1,190 điểm
  • Sau đó sẽ tiếp tục bật tăng điểm trở lại và chinh phục mốc 1,200 điểm trong thời gian trước
  • Chỉ báo hệ thống MegaBot dòng tiền có hiện tượng duy trì
  • Do yếu tốt nghẽn lệnh, xu hướng vẫn trong Uptrend và tích lũy 20 phiên
  • Mốc hỗ trợ ngắn hạn của xu hướng 1,180-1,190 điểm
  • Mốc kháng cự của xu hướng 1,200 điểm trong ngắn hạn
  • Mốc kháng cự trung hạn 1,300 điểm
  • Các chỉ số kỹ thuật vẫn cho thấy xu hướng tăng điểm
  • Được củng cố bằng các yếu tố tích lũy nền vững chắc
  • Tuy nhiên việc hở Gaps trong ngắn hạn cần một vài phiên lấp lại
  • Trước khi vào kênh trend tăng kéo đà
  • Vì vậy rất có thể VN-Index lùi lại vùng 1,185 điểm trong các phiên tới
  • Thị trường giai đoạn tới xu hướng tăng điểm. Vẫn hiện hữu lại trước kỳ ra báo cáo kết quả kinh doanh Quý I/2021
  • Hiện tượng điều chỉnh trong quá trình tăng giảm . Vẫn diễn ra tuy nhiên sau đó sẽ lấy lại cân bằng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *