Chứng khoán nửa cuối 2021: Đâu là cơ hội và thách thức ?

Chứng khoán nửa cuối 2021: Đâu là cơ hội và thách thức ?

Trước tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp và còn rất khó lường. Nền kinh tế nói chung cũng như thị trường chứng khoán nói riêng đang nỗ lực để hồi phục. Nửa đầu năm 2021 là thời điểm các doanh nghiệp, cá nhân khắc phục những thiệt hại kéo dài từ năm 2020. Với các chính sách và tầm nhìn chiến lược, những tháng cuối năm 2021 sẽ đánh dấu những bước tăng trưởng mới của nền kinh tế. Hãy tìm hiểu qua bài viết của chúng tôi những nhóm ngành nào sẽ đón đầu được xu hướng sau đại dịch những cuối năm 2021.

Những áp lực mới của thị trường chứng khoán

VCBS cho rằng những cổ phiếu của các doanh nghiệp hưởng lợi từ sự phục hồi nhu cầu tiêu dùng. Và đầu tư sẽ vẫn là những cơ hội đầu tư trong trung – dài hạn tiềm năng nhất.

Thị trường chứng khoán bước vào tháng đầu tiên của năm 2021 đã ngay lập tức chịu áp lực điều chỉnh nhất định. Tuy nhiên, cú rơi này đã tạo lực mạnh cho đà tăng phi mã về mặt chỉ số của VN-Index. Tính đến hết quý 2/2021, VN-Index đã tăng trưởng 27,6% so với thời điểm cuối năm 2020. Chỉ số tăng đi cùng với thanh khoản cải thiện. Có phiên lên mức 32.000 tỷ đồng/phiên. Xu hướng tăng thanh khoản được dẫn dắt bởi sự tham gia tích hơn của nhà đầu tư cá nhân. Số lượng tài khoản mở mới liên tục duy trì bình quân trên 100.000 tài khoản/tháng.

Báo cáo triển vọng thị trường mới đây của CTCK Vietcombank (VCBS) tiếp tục giữ kịch bản dự báo về thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2021. Với xu hướng chủ đạo là tích cực.

Những áp lực mới của thị trường chứng khoán

Đây là điều được dự đoán từ trước

Từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ. bất chấp dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ tư với những diễn biến phức tạp. Những kỷ lục mới không ngừng xuất hiện trên thị trường. Trên 500.000 tài khoản mới được mở, nhiều phiên thanh khoản đạt trên 1 tỷ USD. Giá trị vốn hóa toàn thị trường trên 105% GDP.

Tăng trưởng GDP tuy thấp so với mục tiêu đề ra. Nhưng là mức ấn tượng so với các nước trong khu vực. Thị trường tăng trưởng tốt còn nhờ dòng vốn dồi dào với mặt bằng lãi suất khá thấp và ổn định. Dư nợ cho vay chứng khoán chỉ chiếm 0,48% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.

Các chỉ số vẫn có thể tăng mạnh

VCBS cho rằng, chỉ số VN-Index vẫn có thể tiếp tục thiết lập những mức đỉnh mới trong phần còn lại của năm 2021. Nhưng lưu ý, áp lực bán có khả năng sẽ tăng mạnh ở vùng điểm số 1.450 – 1.500. Và theo sau đó chỉ số có thể ghi nhận một nhịp điều chỉnh giảm khá mạnh trong khoảng 100-200 điểm.

Việc HoSE “thông sàn” đưa kỳ vọng khối lượng giao dịch khớp lệnh bình quân phiên trong năm 2021. Có thể tăng gấp 2,5 lần so với năm 2020, đạt 950 triệu – 1 tỷ cổ phiếu/phiên trên cả ba sàn. Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân phiên cũng được kỳ vọng tăng 4-4,5 lần so với trung bình năm 2020. Đạt 25.000– 28.000 tỷ đồng trên cả ba sàn. Ngoài ra, TTCK diễn biến tích cực giúp cho kế hoạch thoái vốn nhà nước có tiềm năng diễn ra thuận lợi hơn. Khi bước sang giai đoạn nửa cuối năm 2021.

VCBS nhận định, các yếu tố hỗ trợ chính cho thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại. Vẫn là sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Mặt bằng lãi suất thấp. Cũng như việc chưa có nhiều kênh đầu tư với lợi suất kỳ vọng hấp dẫn hơn kênh chứng khoán ở thời điểm hiện tại. Báo cáo kỳ vọng, tình trạng dịch bệnh dần được khống chế thành công ở các “đầu tàu” kinh tế lớn trên thế giới. Giúp Việt Nam -mặc dù có độ trễ – cũng sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế chung toàn cầu. Và kỳ vọng bước vào một nhịp tăng trưởng mới năm 2022.

Các chỉ số vẫn có thể tăng mạnh

Những cổ phiếu có tiềm năng để đầu tư

Nhìn nhận tổng quan về thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2021. VCBS cho rằng những cổ phiếu của các doanh nghiệp hưởng lợi từ sự phục hồi nhu cầu tiêu dùng và đầu tư. Sẽ vẫn là những cơ hội đầu tư trong trung – dài hạn tiềm năng nhất.

Cụ thể là các nhóm ngành xuất khẩu với nhu cầu được dự báo tập trung vào giai đoạn cuối năm. Như đồ gỗ gia dụng, dệt may,…. Kèm theo là các ngành cung cấp dịch vụ phụ trợ cho hoạt động xuất khẩu như cảng biển – logistics. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ theo mô hình chuỗi cửa hàng. Đây nhiều khả năng là nhóm được hưởng lợi đầu tiên. Khi cầu tiêu dùng trong nước hồi phục khi đạt đủ số lượng tiêm vaccine.

VCBS cũng đưa ra kỳ vọng khả quan. Cho nhóm doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng nhanh và hàng hóa thiết yếu. Như: sản phẩm nông nghiệp, điện. Bởi lẽ, đây cũng là các nhóm ngành đóng vai trò là đầu vào thiết yếu. Đặc biệt cho tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế. Mặt khác những “câu chuyện riêng” liên quan đến tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài. Mua bán sáp nhập, niêm yết mới và chuyển sàn. Cũng sẽ là động lực thúc đẩy một số mã cổ phiếu liên quan đạt được dự tăng trưởng về lợi nhuận.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *