Pháp luật cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam

Pháp luật cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam

Theo pháp luật, Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội lên tiếng, quyền mua và sở hữu đất với người nước ngoài tại Việt Nam được mở rộng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hầu hết sự việc này thường tập trung tại các thành phố lớn; ví dụ như Hà Nội, TPHCM,… Chính vì vậy, số lượng người sử dụng quyền này còn khá ít và hạn chế. Ngoài ra một số điểm chưa rõ ràng, nhất quán trong bộ Luật cũng được cân nhắc cần thay đổi. Việc rõ ràng sẽ tránh những tác động không tốt, tránh ảnh hưởng đến vấn đề an ninh quốc phòng.

Người nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Theo đó, Điều 159 Luật Nhà ở 2014 về vấn đề mua (sở hữu) nhà quy định. Những đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này; và pháp luật có liên quan.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài.

– Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, Luật cũng đề cập người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; thông qua một trong các hình thức sau:

– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại; bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở; trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Quyền tiếp cận đất đai được mở rộng hơn

Quyền tiếp cận đất đai được mở rộng hơn

Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật đã được hoàn thiện và có quy định rõ. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Luật Đất đai cũng bổ sung quy định; để kiểm soát việc giao đất cho thuê đất của UBND cấp tỉnh cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài; Quyền tiếp cận đất đai của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở rộng hơn.

Trong báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác quản lý người nước ngoài tại Việt Nam”, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho hay. Luật Nhà ở năm 2014 cho phép cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; thông qua việc mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế theo điểm a, khoản 2 Điều 161. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013; thì NNN không được liệt kê trong số các đối tượng có quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

“Sự không nhất quán trong các văn bản Luật nêu trên liên quan tới việc sở hữu nhà ở và kinh doanh bất động sản tại Việt Nam; dẫn đến việc cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có quyền sử dụng đối với diện tích đất được dùng để xây nhà ở đó hay không. Nếu không có quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013; thì khi bán nhà cho cá nhân nước ngoài có thể bán nhà ở gắn với quyền sử dụng đất; như được quy định tại khoản 1, Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.” – Ủy ban Đối ngoại nêu rõ.

Kiến nghị sửa đổi, thống nhất Luật nhà ở

Cũng theo Ủy ban này, Luật Nhà ở năm 2014 quy định; cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở với thời hạn tối đa không quá 50 năm; và có thể được gia hạn 1 lần với thời hạn tối đa không quá 50 năm. Tuy nhiên, pháp luật lại không cấm việc một cá nhân nước ngoài sau khi đã bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước (do hết thời hạn sở hữu), có được mua lại chính nhà ở đó để được sử dụng thêm 50 năm nữa hay không. Như vậy, quy định về thời hạn sở hữu cho NNN, số lần được gia hạn là rất hình thức.

Kiến nghị sửa đổi, thống nhất Luật nhà ở

“Mặc dù pháp luật đã cho phép NNN được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam; nhưng số lượng người thực hiện quyền này còn rất hạn chế; chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như: TP. Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng.”  – Ủy ban Đối ngoại nhấn mạnh.

Trước tình hình nói trên, cơ quan đối ngoại của Quốc hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở; theo đó từng bước tăng tỷ lệ sở hữu nhà ở của NNN tại những thị trường bất động sản có tiềm năng thu hút NNN mua nhà; một số thành phố lớn mà không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *