Dịch bệnh diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế. Một trong những lĩnh vực thiệt hại lớn đó là ngành hàng không. Hãng hàng không Vietnam Airlines trải qua một năm nhiều biến động với việc nguồn tiền vào bị gián đoạn do sự bất thường của dịch bệnh. Đối mặt với những thách thức này Vietnam Airlines sắp tăng vốn gần 15.400 tỷ đồng nợ đến hạn với các ngân hàng. Đây thực sự là một bài toán lớn rất cần được sự quan tâm và hỗ trợ của nhà nước. Bài viết của chúng tôi sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện về vấn đề này.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Giữ vai trò chủ lực trong giao thông hàng không Việt Nam, trải qua hơn 20 năm không ngừng phát triển. Vietnam Airlines đã khẳng định vị thế là một Hãng hàng không quốc gia có quy mô hoạt động toàn cầu và có tầm cỡ tại khu vực. Năm 2015 đánh dấu bước ngoặt lớn của Vietnam Airlines khi chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần. Qua đó mối quan hệ gắn bó với các cổ đông được thể hiện mạnh mẽ. Và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Vietnam Airlines.
Vietnam Airlines cam kết sẽ luôn đồng hành cùng các cổ đông. Minh bạch công khai thông tin, duy trì và nâng cao các kênh đối thoại mở với cổ đông. Tổ chức hoạt động kinh doanh an toàn, chất lượng và có hiệu quả. Trên cơ sở cân đối hài hòa lợi ích của cổ đông với việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
Vietnam Airlines chuẩn bị chào bán cổ phần
Gói tăng vốn 8.000 tỷ được kỳ vọng hoàn thành ngay trong quý 3. Số tiền này không chỉ để thanh toán nợ, bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh trong bối cảnh dòng tiền khó khăn. Mà còn giúp bảng cân đối kế toán của Vietnam Airlines mạnh hơn. Tránh việc âm vốn chủ trong tương lai.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đang chuẩn bị chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu tăng vốn thêm 8.000 tỷ đồng. Phương án đã được ĐHCĐ thường niên mới đây thông qua.
Việc chào bán dự kiến được hoàn thành ngay trong quý 3. Sẽ là nguồn lực giúp hãng hàng không quốc gia cải thiện khả năng thanh toán. Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Rơi vào trạng thái khủng hoảng toàn diện.
Chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn (chủ yếu là chi phí đội bay). Kể cả khi phải dừng hoạt động (không có dòng tiền thu), hàng tháng Vietnam Airlines vẫn phải thanh toán các khoản chi phí lớn liên quan đến thuê mua tàu bay cho đội bay.
Kế hoạch sử dụng 8.000 tỷ đồng sau khi phát hành được Vietnam Airlines công bố như sau:
– Trả nợ vay đến hạn cho các tổ chức tín dụng: 2.050 tỷ đồng
– Thanh toán nợ quá hạn và nợ đến hạn cho các đối tác, nhà cung cấp: 3.950 tỷ đồng
– Bổ sung vốn lưu động để đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì hoạt động kinh doanh trong tình hình dịch bệnh phức tạp; các khoản nợ đến hạn trong năm 2022, riêng quý 1/2022 dự kiến 2.500 tỷ đồng tại các ngân hàng: 2.000 tỷ đồng.
Các khoản nợ với ngân hàng
Hiện tại, các khoản nợ đến hạn của Vietnam Airlines tại 7 ngân hàng, tổng giá trị 2.053 tỷ đồng. Trong đó lớn nhất là các khoản vay nội tệ với Vietcombank (1.128 tỷ đồng). BIDV (236 tỷ đồng), SeABank (400 tỷ đồng). Ngoài ra các khoản vay bằng đồng đô tại JP Morgan, Citibank và ING.
Các khoản công nợ quá hạn đối tác, nhà cung cấp tính đến 30/6/2021 gần 13.340 tỷ đồng. Lớn nhất là tiền thuê máy bay 7.099 tỷ đồng; nhiên liệu, sửa chữa bảo dưỡng động cơ, phụ tùng vật tư 4.022 tỷ đồng; dịch vụ chuyến bay, dịch vụ hàng không 1.848 tỷ đồng.
Trong năm nay, một mục tiêu quan trọng mà ban điều hành Vietnam Airlines đặt ra là biện pháp cắt giảm tự thân tiết kiệm 6.800 tỷ đồng (năm 2020 đã tiết kiệm 5.500 tỷ đồng).Trong đó, lớn nhất là kế hoạch đàm phán với các nhà cung ứng, đối tác để giảm giá, giãn tiến độ thanh toán, đặc biệt với hợp đồng thuê tàu bay, hợp đồng phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay. Riêng nhóm này có thể giúp tiết kiệm 5.300 tỷ đồng.
Trong năm nay, Vietnam Airlines đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 37.364 tỷ đồng, giảm 12% so với năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất âm 14.304 tỷ đồng, tăng lỗ thêm 30,5%.