Sữa bò tươi là mặt hàng thức uống được nhiều người ưa chuộng, nó cũng được sử dụng chế biến trong nhiều ngành hàng khác nhau, đặc biệt là thực phẩm. Thường ngày số lượng tiêu thụ sữa bò cũng nhiều, thế nên có nhiều hộ dân quyết định nuôi bò sữa để làm sinh kế. Sữa bò đã vắt nếu chưa được xử lý sẽ không thể lưu trữ quá lâu, cần phải nhanh chóng đưa đến nơi chế biến để còn đẩy ra thị trường để bán. Nhưng kể từ khi giãn cách xã hội, nhiều hộ dân nuôi bò sữa phải lao đao, khốn đốn vì sữa bò vắt ra không thể bán đi được, xe chuyên chở không đến lấy nên người dân phải cho bớt, không được nữa thì đổ bỏ. Sự việc này khiến những hộ nuôi bò sữa thiệt hại vô cùng nhiều.
Không chỉ sữa bò, nhiều mặt hàng khác cũng đang phải đối mặt với tình trạng không thể lưu thông hàng hóa bình thường do giãn cách vì dịch. Trước những thiệt hại kể trên, có hộ phải đổ bỏ “nửa triệu” mỗi ngày, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục thì sẽ gây ra những rắc rối khác. Cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau để tìm hiểu tình hình lưu thông sữa bò những ngày qua như thế nào nhé.
Đổ bỏ gần 60 lít sữa bò mỗi ngày
Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều nông dân nuôi bò sữa tại Sóc Trăng đang lao đao khi sữa bò vắt ra không bán được, phải đổ bỏ. Tối 22/7, bà Lâm Thị Thúy Liễu (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, gia đình bà có 4 con bò đang cho vắt sữa. Mỗi ngày vắt được khoảng 60kg sữa. “Tôi và bà con ở đây bán sữa cho Hợp tác xã Bò sữa Evergrowth Sóc Trăng tại cơ sở thu mua trên đường An Dương Vương, phường 10, TP. Sóc Trăng.
Nhưng từ ngày 19/7, khi áp dụng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16; không thấy xe của Hợp tác xã Evergrowth đến thu mua. Tôi phải mang sữa về cho bà con hàng xóm nhưng cũng không hết. Cuối cùng phải đem đổ bỏ. Tiếc của nhưng không biết làm sao!”. Bà Liễu nói và cho biết, từ ngày 19/7 đến nay; bà đã phải đổ bỏ gần 60 lít sữa mỗi ngày. “Sữa không bán được. Nhưng tiền thức ăn cho bò hiện cũng đã hơn 200.000 đồng mỗi ngày”. Bà Liễu than thở.
Tương tự, ông Lương Sà Rươl nhà gần đó có 2 con bò đang cho sữa. Nhưng từ khi giãn cách xã hội mỗi ngày gia đình phải đổ bỏ gần 25 lít sữa. Vì không thể chở đi bán được. Theo người nuôi bò sữa ở Sóc Trăng, giá sữa nguyên liệu hiện được mua khoảng 12.000 đồng/lít. Thế nhưng do xe vận chuyển sữa không thể qua được các chốt kiểm dịch Covid-19 nên không bán được.
Không bán sữa được vì có khu bị phong tỏa
Ông Châu Kiên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Tâm cho biết; đối với các hộ nuôi bò sữa ven QL1 cung cấp cho công ty chế biến sữa tại địa phương thì vẫn có thể bán được. Vì có “luồng xanh” vận chuyển. Tuy nhiên các hộ ở sâu bên trong; họ thường bán cho Hợp tác xã Evergrowth thì phải đổ bỏ sữa. Lý do vì xe vận chuyển không thể qua được các chốt kiểm dịch. Chỉ tính riêng 2 xã Tham Đôn và Đại Tâm (huyện Mỹ Xuyên) có 70 hộ nuôi bò sữa đang gặp khó khi không bán được sữa. Khiến cho lượng sữa tồn đọng trên 1,2 tấn mỗi ngày.
Ông Tăng Thanh Chí, Phó Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Xuyên xác nhận: “Do thị trấn Mỹ Xuyên có khu vực bị phong tỏa. Trong đó có đường Triệu Nương thuộc ấp Châu Thành. Nối với đường tỉnh 934 và đường An Dương Vương. Nên xe chở nguyên liệu của Hợp tác xã Evergrowth không thể chạy qua để đến nơi thu mua sữa bò”.
Đăng ký xe “luồng xanh”
Theo lãnh đạo Hợp tác xã Evergrowth; giá sữa doanh nghiệp mua của người dân là 12.000 đồng/kg. Do khó khăn trong việc đưa phương tiện đi thu mua sữa; Hợp tác xã đã làm thủ tục đăng ký “luồng xanh”. Để cho xe từ huyện Mỹ Tú chạy sang TP. Sóc Trăng lấy sữa giúp người dân.
Từ ngày 21/7, đơn vị đã làm thủ tục; đăng ký “luồng xanh” với Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng. Và được hẹn ngày 23/7 sẽ cấp. Theo ông Võ Văn Chiêu, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng; do có quá nhiều doanh nghiệp đăng ký xe chạy “luồng xanh” nên có thể phương tiện của Hợp tác xã Evergrowth chưa được cập nhật để cấp thẻ. Sở sẽ làm việc ngay với các đơn vị liên quan để ưu tiên cấp thẻ cho xe của Hợp tác xã Evergrowth.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng; ông Trần Văn Lâu cho biết: “Chúng tôi sẽ gấp rút đề nghị các đơn vị chức năng phối hợp với Hợp tác xã Evergrowth khẩn trương hoàn thành các thủ tục. Nhưng phải đảm bảo quy định phòng; chống dịch để ngày 23/7 có thể thu mua sữa cho bà con”.