Chip “uốn dẻo”: Công nghệ ấn tượng với sự bắt tay cùng nguyên liệu nhựa

Chip “uốn dẻo”: Công nghệ ấn tượng với sự bắt tay cùng nguyên liệu nhựa

Những bộ xử lý bằng chip luôn chiếm một vị thế quan trọng và không thể thay thế. Điều này tạo nên ngành công nghiệp sản xuất chip lớn hàng đầu thế giới. Chiếm một vị thế quan trọng trên thị trường công nghiệp điện tử, điện thoại. Nó tạo nên một cỗ máy hoạt động năng suất. Nhưng cũng có thể phá đảo quá trình vận hành của một cỗ máy. Chính vì vậy, sự xem xét tối ưu hóa và phát minh mới luôn nhận được sự hưởng ứng và quan tâm từ thế giới. Chính bởi nhu cầu cấp thiết đó, mà sự hợp tác đã ra đời. Và một trong số đó là sự hợp tác của Chip “uốn dẻo” với nguyên liệu là nhựa. Theo dõi bài viết bên dưới của otoolecpa.com để hiểu rõ hơn về sự hợp tác này bạn nhé!

Bộ vi xử lý PlasticARM là gì?

Bộ vi xử lý PlasticARM mang đến cái nhìn về tương lai. Nơi nó có thể xuất hiện trong mọi thứ từ vòng đeo tay tới quần áo, bình sữa… Các bộ vi xử lý tương lai có thể không được làm bằng silicon như gần 50 năm qua. Công ty ARM và PragmaIC đã nghiên cứu. Sản xuất một bộ vi xử lý linh hoạt từ nhựa và công bố trên tạp chí Nature.

Các nhà nghiên cứu cho biết đó là “mạch tích hợp linh hoạt phức tạp nhất được xây dựng bằng TFT oxit kim loại”. TFT – bóng bán dẫn màng mỏng. Cho phép các bộ xử lý được xây dựng trên các bề mặt linh hoạt.

Bộ vi xử lý PlasticARM là gì?

Chip “uốn dẻo” cùng sự bắt tay với nguyên liệu nhựa

Thay vì silicon, việc sử dụng nhựa giúp tạo ra chip với chi phí thấp hơn. Và được ứng dụng theo nhiều cách độc đáo hơn. Như gắn trên chai lọ, gói thực phẩm, quần áo, miếng dán, băng quấn… Trong tương lai, bình sữa thông minh có thể cho người dùng biết khi sữa bị chua. Hay họ có thể theo dõi chỉ số cơ thể qua miếng dán trên người.

PlasticARM là bộ vi xử lý 32-bit dựa trên bộ xử lý ARM Cortex-M0 +. Hỗ trợ kiến trúc ARMv6-M. Theo các nhà nghiên cứu, hệ thống PlasticARM SoC “có khả năng chạy các chương trình từ bộ nhớ trong của nó”.

Công nghệ làm chip với nguyên liệu nhựa liệu có thay thế được silicon?

Nghiên cứu khẳng định giải pháp sử dụng nhựa không nhằm thay thế silicon. Bởi “silicon vẫn duy trì lợi thế về hiệu suất, mật độ và hiệu quả sử dụng điện. TFT chỉ đơn giản cho phép áp dụng rộng rãi các bộ xử lý ở những yếu tố hình thức mới lạ. Và ở mức chi phí phù hợp hơn so với silicon. Mở rộng đáng kể phạm vi ứng dụng tiềm năng”.

Công nghệ làm chip với nguyên liệu nhựa liệu có thay thế được silicon?

PlasticARM có thể sẽ là bộ vi xử lý tiên phong trong thế giới Internet vạn vật mới. Nơi hơn một nghìn tỷ vật thể có thể trở nên thông minh hơn nhờ bộ xử lý chuyên dụng. Giống như CPU 4004 4-bit của Intel đã làm gần 50 năm trước. PlasticARM có thể bắt đầu một kỷ nguyên đổi mới mới trong lĩnh vực máy tính.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết về sự áp dụng của công nghệ trong công nghiệp sản xuất chip điện tử. Theo dõi bài viết của chuyên mục Số hóa để mang lại những kiến thức bổ ích bạn nhé. Chia sẻ bài viết đến bạn bè nếu bạn thấy hay nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *