Phân tích và dự báo thị trường nông sản là việc làm cần thiết

Phân tích và dự báo thị trường nông sản là việc làm cần thiết

Dịch COVID-19 dự kiến sẽ ảnh hưởng đến thị trường nông sản trong khoảng thời gian tới. Phân tích của các chuyên gia nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực, sinh kế nông trại, phát thải khí nhà kính và thương mại ra sao, cùng các giải pháp và dự báo kế tiếp hướng đi của thị trường nông sản. Quy mô của những tác động này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự sụt giảm GDP toàn cầu, nền kinh tế của thế giới nói chung. Việc cần thiết bây giờ là chủ động phân tích và đưa ra các dự báo của thị trường nông sản, từ đó tìm được giải pháp khắc phục, cải thiện để tránh các tình huống xấu hơn xảy ra.

Một số địa phương phòng dịch quá cực đoan

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết sẽ có các giải pháp rà soát, phân tích, dự báo. Nhằm chủ động có các phương án tiêu thụ nông sản. Một số địa phương phòng dịch quá cực đoan. Ngày 12/7, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm. Triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, 6 tháng đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Đã ảnh hưởng trực tiếp tới lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản

Phân tích

Theo Bộ NN&PTNT, từ đầu tháng 7/2021 đến nay, giá nhiều lương thực, thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh đã tăng mạnh. Cụ thể, giá lương thực tăng 0,46%. Giá thực phẩm tăng 0,37% so tháng trước. Trong đó, rau củ quả tăng mạnh do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Nên việc vận chuyển hàng hóa khó khăn. Nguồn rau về chợ giảm (bắp cải tăng 18,53%, su hào tăng 5,28%, đậu cô ve tăng 22,78%. Rau muống tăng 5,38%, rau tươi khác tăng 5,63%).

Tình hình kinh tế thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng

Trên thế giới, xu hướng bảo hộ thương mại tiếp tục gia tăng. Xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn và những rào cản mậu dịch tự do ngày càng nhiều hơn. Các nền kinh tế lớn đang đưa ra các biện pháp kích thích tăng trưởng. Hỗ trợ giảm thiệt hại do dịch Covid-19.

Tại Việt Nam, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã và đang khiến tình hình lưu thông nông sản nói riêng. Lưu thông hàng hóa nói chung bị đứt gãy. Ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và tiêu thụ. Khiến tình trạng cung vượt cầu rõ ràng hơn. Có những đợt bùng phát dịch trùng vào thời điểm nhiều loại nông sản vào vụ thu hoạch rộ nên lượng cung hàng hóa lớn. Vận chuyển khó khăn do phải thực thi các biện pháp phòng dịch. Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản. Nhất là ở khâu bảo quản và chế biến sâu. Tuy đã có rất nhiều kết quả nhưng chưa đáp ứng yêu cầu cao của thực tiễn. Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển mạnh dẫn đến tổn thất sau thu hoạch còn cao.

Phân tích nguyên nhân khiến thị trường nông sản gặp nhiều khó khăn

thị trường nông sản

Công tác thông tin thị trường còn thiếu sự kết nối, thông suốt. Công tác dự báo thị trường chưa đáp ứng yêu cầu. Khâu vận chuyển, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gặp nhiều khó khăn. Do thiếu phương tiện vận chuyển (container rỗng để vận chuyển hàng xuất khẩu. Container lạnh để vận chuyển rau quả nội địa). Chi phí vận chuyển cao (do lái xe sợ bị cách ly dài ngày sau mỗi chuyến hàng). Một số địa phương áp dụng biện pháp phòng dịch quá mức gây “ngăn sông, cấm chợ”. Tâm lý e ngại tiêu thụ nông sản từ vùng dịch.

Việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại. Thúc đẩy tiêu thụ nông sản giai đoạn hậu dịch Covid-19 còn chậm. Do các nước còn phong tỏa, hạn chế đi lại. Các thị trường xuất khẩu ngày càng thắt chặt và nâng cao các yêu cầu về kỹ thuật như an toàn thực phẩm, kiểm dịch. Truy xuất nguồn gốc cũng như chất lượng hàng hóa. Nhận định chung, nếu dịch bệnh Covid-19 còn kéo dài. Các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về lao động, chi phí sản xuất tăng (vật tư sản xuất, chi phí lưu thông…). Nên rất cần sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước. Như giãn nợ, khoanh nợ, hoãn nộp thuế khôi phục sản xuất.

Cần chủ động phân tích thị trường nông sản

Tuy chịu tác động bởi dịch Covid-19. Nhưng một số doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông sản cũng đã có kinh nghiệm. Trong việc tìm giải pháp ứng phó với việc đứt gãy cung cầu nguyên liệu và sản phẩm trên thế giới. Và trong nước. Đánh giá sơ bộ chung về kết quả sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp ngành hàng nông, lâm, thủy sản. Đều đạt được mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho 6 tháng đầu năm. Trong điều kiện các chi phí sản xuất, logistic, lưu thông sản phẩm có tăng lên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tiếp tục quan tâm đầu tư vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản. Kết quả 6 tháng đầu năm 2021, đã có thêm 6 dự án lớn khởi công, khánh thành. Với số vốn đăng ký đạt 4.934 tỷ đồng.

Phân tích thị trường nông sản

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 ngay từ đầu năm 2021. Nên công tác phát triển thị trường và xúc tiến thương mại của Bộ NN-PTNT trong 6 tháng đầu năm. Tập trung vào nhiệm vụ tham mưu giải pháp ứng phó, tháo gỡ khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp trong tiêu thụ nông sản. Ngoài ra, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản. Đã tích cực theo dõi diễn biến giá cả, thị trường. Và thực hiện công tác truyền thông về thị trường nông sản. Đồng thời, theo dõi, báo cáo thường xuyên biến động giá cả, tình hình cung cầu một số mặt hàng nông sản thiết yếu.

Dự báo và chủ động đưa giải pháp trước tình hình thị trường nông sản biến đổi

Song song đó, duy trì kết nối, phối hợp với đầu mối chế biến. Và phát triển thị trường nông sản tại các địa phương triển khai các hoạt động định hướng công tác chế biến. Và thị trường trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19. Kịp thời điều chỉnh hình thức tổ chức xúc tiến thương mại. Kết nối thị trường để hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân khi vào vụ thu hoạch.

Phát biểu tại Hội nghị về vấn đề kiện toàn Ban chỉ đạo Phát triển thị trường nông sản. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam mong muốn trong thời gian tới. Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản sẽ có sự phối hợp với Cục Trồng trọt để có một cái nhìn bao quát tổng thể về sản xuất, tiêu thụ của từng vùng, từng địa phương. Từ đó xây dựng được kế hoạch phân tích thị trường và phân tích mặt hàng hiệu quả.

6 tháng cuối năm 2021, ngành chế biến sẽ cố gắng góp phần vào mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3 – 3,2%. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,2 – 3,5%. Trong đó mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2021 khoảng 45 tỷ USD (cao hơn Chính phủ giao 3 tỷ USD). Để đạt được mục tiêu trên. Cần thực hiện các giải pháp tác động vào các sản phẩm chủ lực có triển vọng và giá trị xuất khẩu cao. Để bù vào những sản phẩm dự kiến có khả năng không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm. Như: Nông sản chính 21,5 tỷ USD; lâm sản và đồ gỗ 14 tỷ USD; thủy sản 8,5 tỷ USD. Các mặt hàng khác khoảng 1 tỷ USD.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *