Theo như thông tin được biết thì hãng xe công nghệ hàng đầu của Trung Quốc là Didi vừa qua đã bị Cục quản lý không gian mạng của Trung Quốc yêu cầu xóa nó khỏi các cửa hàng ứng dụng trên di động. Nguyên nhân chính là do họ đã có những bằng chứng về việc điều tra hãng xe này đã thu thập thông tin khách hàng một cách trái phép. Sau đòn đánh này của Bắc Kinh thì công ty đã thất thoát một khoảng không nhỏ khoảng 17 tỷ USD. Nhiều chuyên gia nhận định việc làm này của Trung Quốc là quá bất công với các nhà đầu tư trong nước.
Bắc Kinh yêu cầu gỡ ứng dụng của công ty xuống
Vốn hóa của hãng xe công nghệ Trung Quốc Didi đã bay 17 tỷ USD. Sau khi Bắc Kinh yêu cầu gỡ ứng dụng của công ty xuống. Theo đó, cổ phiếu của Didi Global đã giảm 25%, giao dịch lần cuối ở mức khoảng 11,97 USD. Vốn hóa của công ty “bốc hơi” hơn 17 tỷ USD so với cuối tuần trước. Mức giá trên thậm chí thấp hơn nhiều so với mức giá đầu tiên của hãng này. Sau IPO là 16,65 USD vào ngày 30/6.
Động thái này của các nhà quản lý Trung Quốc diễn ra vài ngày. Sau khi Didi triển khai thành công đợt IPO huy động 4,4 tỷ USD. Trên Sàn giao dịch chứng khoán New York. Ứng dụng của gã khổng lồ gọi xe Didi vừa bị Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC). Yêu cầu xóa khỏi các cửa hàng ứng dụng dành cho thiết bị di động ở Trung Quốc. Cơ quan này cũng cho biết họ đang điều tra việc Didi thu thập trái phép dữ liệu khách hàng.
Ngày 5/7, CAC cũng đã công bố các cuộc điều tra an ninh mạng. Đối với các công ty Trung Quốc khác niêm yết tại Mỹ. Ngay sau thông tin này, cổ phiếu của loạt công ty này đều lao dốc. Theo tờ Wall Street Journal, Didi đã bị các nhà quản lý cảnh báo trước. Về việc hoãn đợt IPO và kiểm tra an ninh mạng. Tuy nhiên, hôm 5/7, Didi cho rằng, họ không biết gì về cuộc điều tra. Trước khi IPO và rằng lệnh cấm này sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của Didi tại Trung Quốc. Mặc dù ứng dụng vẫn có sẵn cho người dùng hiện tại.
Cổ phiếu Didi được bán với giá 14 USD/cổ phiếu
Trong đợt IPO vừa qua, cổ phiếu Didi được bán với giá 14 USD/cổ phiếu. Đây là đợt niêm yết lớn nhất của một công ty Trung Quốc tại Mỹ kể từ khi Alibaba huy động được 25 tỷ USD vào năm 2014. Didi đã được định giá lên tới 75 tỷ USD. CAC cho biết họ đã ra lệnh cho các cửa hàng ứng dụng lớn nhất, bao gồm cả App Store của Apple và AppGallery của Huawei, gỡ bỏ ứng dụng Didi sau khi phát hiện công ty này đã thu thập trái phép dữ liệu cá nhân của người dùng.
Mitchell Kim, một nhà phân tích nghiên cứu độc lập có trụ sở tại New York. Nói rằng ông lo ngại về khả năng vi phạm quy định. “Trong vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến việc chính phủ Trung Quốc dần dần thắt chặt kiểm soát. Đối với nền kinh tế mới, đặc biệt là trong lĩnh vực internet”.
Matthew Keator, đối tác quản lý của Keator Group. Một công ty quản lý tài sản ở Lenox, Massachusetts, cũng cho biết: “Các nhà đầu tư không chỉ cần xem xét định giá của công ty dựa trên các cơ hội toàn cầu. Mà còn xem xét các chính sách có thể có hiệu lực và điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các công ty ở đây (tại Mỹ)”.
Cổ phiếu lao dốc
Như vậy, các cửa hàng ứng dụng lớn nhất Trung Quốc như của Apple Inc., Huawei Technologies Co. và Xiaomi Corp. Sẽ phải xóa bỏ ứng dụng của Didi. Tuy nhiên, gần nửa tỷ khách hàng đã tải Didi vẫn có thể tiếp tục gọi xe. Và sử dụng những dịch vụ khác. Yêu cầu của Bắc Kinh được đưa ra chỉ hai ngày sau khi cơ quan quản lý. Buộc Didi ngừng đăng ký người dùng mới và điều tra công khai đối với các hoạt động an ninh mạng của công ty.
Didi thừa nhận động thái của cơ quan quản lý Trung Quốc “có thể tác động bất lợi” đến doanh thu của công ty. “Những động thái của Bắc Kinh phù hợp với chiến lược khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên sàn giao dịch Hong Kong, Thượng Hải và Thâm Quyến”. Ông Benjamin Zhan, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Danh mục đầu tư tại Dynamic Funds
Trong tuyên bố hôm 6/7, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết sẽ cải thiện các quy định và luật pháp liên quan đến bảo mật dữ liệu, luồng dữ liệu xuyên biên giới và quản lý thông tin mật. Ngoài ra, hội đồng cho biết đang tăng cường giám sát và sửa đổi các quy tắc đối với những công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn nước ngoài.
“Chúng phù hợp với chiến lược của Bắc Kinh. Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên sàn giao dịch Hong Kong, Thượng Hải và Thâm Quyến”. Ông Benjamin Zhan, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Danh mục đầu tư tại Dynamic Funds, bình luận.