Ban hành chính sách thuế để hỗ trợ các doanh nghiệp trong đại dịch

Ban hành chính sách thuế để hỗ trợ các doanh nghiệp trong đại dịch

Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 đang đe dọa nền kinh tế toàn thế giới khiến cho các nhà đầu tư phải lao đao và đứng trên bờ vực phá sản. Vì thế để đối phó với tình hình này thì một số nước đã sử dụng những biện pháp kích cầu như là giảm thuế để giúp phần nào ổn định nền kinh tế và phục hồi sự tăng trưởng. Các chuyên gia trong ngành đều đồng tình rằng việc tăng thuế sẽ gây áp lực lên người dân biện pháp này sẽ là phao cứu sinh cho nhiều doanh nghiệp để bước sang giai đoạn phục hồi trở lại.

Nhiều nước đứng trên bờ vực khủng hoảng

Đại dịch Covid-19 khiến nhiều nước tăng trưởng âm hoặc đứng trên bờ vực khủng hoảng. Tuy nhiên, bằng nhiều quyết sách, nhiều nền kinh tế đang thoát đại dịch, phục hồi nhanh. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Kể từ cuộc khủng hoảng 2008 kinh tế thế giới chịu tác động suy giảm rõ rệt. Sau 12 năm, GDP toàn cầu trượt dài dưới đáy với mức giảm từ 4,2% đến 5,2%.

Theo nghiên cứu của IG (nền tảng trực tuyến về đo lường kinh tế thế giới). GDP năm 2020 của thế giới giảm 5,2%, mức giảm cao nhất theo dự báo của các tổ chức đa phương. Tổng quy mô GDP toàn cầu từ mức 89.940 tỷ USD xuống chỉ còn 89.190 tỷ USD. Giảm 750 tỷ USD. Phần lớn sản lượng các nền kinh tế bị thâm hụt, ước tính trong vòng một năm là khoảng 6.700 tỷ USD, tương đương GDP của hai nền kinh tế lớn thế giới là Pháp và Đức cộng lại. Để đối phó với đà suy thoái có khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế, nhiều nền kinh tế lớn đã dùng mọi chính sách tài khóa, tiền tệ, lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp.

Hạ lãi suất xuống thấp kỷ lục để khuyến khích doanh nghiệp

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hai lần hạ lãi suất từ tháng 3 năm 2020 cho đến nay. Lần lượt các ngân hàng trung ương châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Australia… đã hạ lãi suất xuống thấp kỷ lục để khuyến khích doanh nghiệp vay đầu tư sản xuất, kinh doanh.

ban hành nhiều chính sách liên quan tới thuế, giảm thuế

Đặc biệt, Pháp, Anh, Canada, Jamaica.. cũng ban hành nhiều chính sách liên quan tới thuế, giảm thuế, hoặc hoãn các kế hoạch tăng thuế nhằm ổn định tình hình phát triển kinh tế trong nước, tạo đà tăng trưởng. Theo báo giới Anh, hồi tháng 2, Bộ trưởng Tài chính nước này ông Rishi Sunak đã có thông báo. Sẽ loại trừ việc tăng 3 loại thuế là thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng, bảo hiểm quốc gia. Nhằm tăng cường tài chính công. Điều đáng nói, 3 khoản thuế này chiếm tới 2/3 tổng ngân sách của Vương quốc Anh.

Cùng đó, một nước nằm trong khối thịnh vượng Anh là Guyan (Nam Mỹ) cũng loại bỏ các khoản tăng thuế. Ông Bharrat Jagdeo – Phó Tổng thống Guyan – cam kết năm nay sẽ không tăng bất kỳ loại thuế nào, thậm chí các loại phí còn được miễn, giảm tạm thời. “Việc tăng thuế sẽ tạo ra gánh nặng cho người dân. Ví dụ, nếu tăng thuế giá trị gia tăng (VAT), người dân sẽ phải trả tiền điện, tiền nước và ngay cả tiền viện phí sẽ cao hơn” – ông Bharrat Jagdeo cho biết.

Chính sách thuế hỗ trợ DNVVN trong đại dịch

Là quốc gia đầu tiên trên thế giới ghi nhận ca mắc COVID-19. Như bao nước khác, Trung Quốc không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực của đại dịch đến nền kinh tế. Để cứu nền kinh tế trước sự khủng hoảng trầm trọng do tác động của dịch Covid-19. Trung Quốc đã liên tiếp tung ra các gói cứu trợ lên tới 500 tỷ USD. Nhằm giúp đỡ các nhà máy và doanh nghiệp Trung Quốc gặp khó khăn vì dịch bệnh.

Đáng chú ý, bên cạnh việc đưa ra các gói kính thích kinh tế. Trung quốc còn đưa ra nhiều chính sách kinh tế khác. Trong đó có các chính sách thuế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. Tính từ ngày 1/1 đến ngày 17/ 3/2020. Trung Quốc đã ban hành 14 văn bản quy phạm pháp luật. Để hỗ trợ doanh nghiệp cắt giảm thuế và phí. Đặc biệt, đối với các DNVVN, có 3 văn bản của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế về gia hạn thời gian quyết toán thuế, kéo dài thời gian chuyển lỗ, miễn thuế GTGT cho DNVVN …

Để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phục hồi sản xuất kinh doanh. Trung Quốc cho phép miễn thuế GTGT cho người nộp thuế quy mô nhỏ ở tỉnh Hồ Bắc. Giảm thuế từ 3% xuống 1% cho người nộp thuế bên ngoài tỉnh Hồ Bắc (tính từ ngày 1/3/2020 đến 31/3/2020). Cắt giảm hoặc miễn thuế sử dụng đất.

Chính sách thuế mạnh mẽ hỗ trợ DNVVN trong đại dịch của một số nước

Việt Nam cần chính sách thuế hấp dẫn, đi đầu

Từ năm 2020 – khi xuất hiện đại dịch Covid-19 và chịu nhiều thiệt hại. Bởi nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam đã thực hiện một loạt điều chỉnh về chính sách thuế, phí và hỗ trợ gói kích cầu. Đầu tháng 4 năm nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 52. Tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất. Mới đây nhất, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 47. Về việc giảm 30 khoản phí, lệ phí nhằm góp phần hỗ trợ. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Theo nhận định của giới chuyên gia, việc Chính phủ ban hành một số giải pháp giảm, miễn thuế hoặc hoãn thuế. Không đề xuất thuế mới là điều bắt buộc phải làm. Trong bối cảnh cả nền kinh tế đang rơi vào khó khăn. TS Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính, ngân hàng cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam có hơn 70.000 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động. Do đó, việc giảm thuế, hoãn thuế là chuyện đương nhiên để hỗ trợ các doanh nghiệp.

Vị chuyên gia cho rằng, trong “trùng trùng, điệp điệp” các loại thuế phí đang có hiện nay. Thì 2 khoản thuế nặng nhất là thuế VAT và thuế doanh nghiệp. Đối với thuế VAT, người dân, người tiêu dùng là đối tượng chịu tác động mạnh nhất. “Nhiều doanh nghiệp phá sản. Đồng nghĩa với việc người dân bị mất việc làm, không có thu nhập. Như vậy, thuế VAT sẽ khiến người dân phải chi trả nhiều tiền hơn cho cuộc sống cá nhân” – ông Hiếu phân tích.

Thuế đè nặng lên khả năng phục hồi của doanh nghiệp

Theo ông Hiếu, đối với doanh nghiệp và nền kinh tế. Thuế doanh nghiệp đang đè nặng lên khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Do đó Việt Nam cần giảm 5-10% thuế thu nhập doanh nghiệp. cho tới khi nào kinh tế hồi phục trở lại. Ngoài yếu tố giảm, miễn thuế, theo quan điểm của ông Hiếu. Chính phủ cũng tạm thời không ban hành những sắc thuế mới hay tăng thuế. Đây là “phao cứu sinh” cho doanh nghiệp “bám vào” để trở về giai đoạn mới.

Thuế đè nặng lên khả năng phục hồi của doanh nghiệp

“Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng đã công bố lộ trình không tăng thuế. Không bàn hành các sắc thuế mới, để hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục. Vừa giúp nền kinh tế quốc gia tăng trưởng. Còn tại Việt Nam, nền kinh tế muốn hồi phục ở mức bình thường sớm nhất cũng phải đến cuối năm 2022. Cho nên, muốn cân bằng ngân sách, muốn tăng thêm thuế cần có lộ trình dài hạn. Đánh giá các tác động của việc tăng thuế với nền kinh tế” – ông Hiếu nhấn mạnh.

Đứng về góc độ luật pháp, ông Nghiêm Quang Vinh – Đoàn Luật sư Hà Nội – cho hay. Việt Nam có thể học hỏi bài học từ các quốc gia khác như Anh hay Pháp. Trong đó, ngành thuế nên tập trung vào chất lượng thay vì số lượng.

“Việc giảm, miễn thuế trong ngắn hạn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, và ổn định các khoản thuế, phí trong dài hạn sẽ tạo ra một làn sóng thành lập doanh nghiệp mới. Từ đó, thu hút lao động, giảm người thất nghiệp. Đây đều là những yếu tố mà Quốc hội, Chính phủ mong muốn” – ông Vinh nói.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *